bai-tho-tha-dieu

Bài thơ Thả diều [Cánh diều no gió…]
Bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa
Bài thơ Thả diều nằm trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, được tr

Bài thơ Thả diều [Cánh diều no gió…]

Bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa

Bài thơ Thả diều nằm trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, được trích in trong SGK Tiểu học nên rất nổi tiếng với nhiều thế hệ thiếu nhi.

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.




Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.




Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.




Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.




Cánh diều no gió

Nhạc trời réo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.




Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?




Tiếng diều vàng nắng

Trời xanh cao hơn

Dây diều em cắm

Bên bờ hố bom…




Bài thơ Thả diều – Sáng tác: Trần Đăng Khoa (1968)

Bài thơ Thả diều của Nguyễn Lãm Thắng

Chiều dần tắt nắng

Gió bồng lên cao

Cánh đồng lúa chín

Hương thơm ngọt ngào.




Bé vui hớn hở

Tung cánh diều lên

Diều bay trong gió

Giữa trời mông mênh.




Diều bay cao vút

Gặp bạn mây xanh

Thoả bao mơ ước

Diều bay vòng quanh.




Bé thầm mong ước

Được như cánh diều

Bay vào vũ trụ

Khám phá bao điều.




Nguyễn Lãm Thắng là nhà thơ có rất nhiều tác phẩm hay dành cho thiếu nhi. Cũng giống như Trần Đăng Khoa, bài thơ Thả diều của Nguyễn Lãm Thắng viết về bạn nhỏ đang say sưa chơi thả diều cạnh đồng lúa chín. Bài thơ thể hiển mong ước muốn được tìm hiểu, khám phá thế giới của bạn nhỏ.

Cách thả diều để đảm bảo an toàn

Thả diều là một thú chơi của rất nhiều các bạn nhỏ nhưng đôi khi cũng tiềm tàng những mối nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta cần lưu ý mốt số vấn đề sau nhé!

Vị trí thoáng rộng là một địa điểm khá dễ dàng với các bạn nông thôn, nhưng với các bạn ở thành phố thì để tìm được những nơi lý tưởng thả diều như thế này là rất khó. Cần thả diều ở những địa điểm rộng rãi, không vướng víu, an toàn cả trên không trung và mặt đất.

Trong bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa, chiếc diều như một con thuyền được thả trên cánh đồng rộng ở làng quê Bắc Bộ.

Đã có khá nhiều trường hợp chơi thả diều gần đường dây điện, diều bị mắc vào gây ra chập điện cháy nổ.

Nếu dây diều ướt hoặc độ ẩm không khí cao, khả năng việc truyền dẫn điện có thể dễ gây ra tai nạn cho người chơi diều.

Ở những khu dân cư đông đúc, trẻ em thường hay thả diều trên đường, điều này vô cùng nguy hiểm cho cả người thả diều lẫn người đang tham gia giao thông. Các bạn nhỏ có thể say mê diều mà quên không để ý xe cộ, hoặc diều vướng vào những người đang chạy xe gây ra tai nạn.

Ở phố thị, nhiều nơi thiếu sân chơi nên các bé hay tìm đến những bãi cỏ gần kênh rạch để thả diều. Khi cánh diều no gió, mải đuổi theo có thể sẽ bị ngã xuống nước.

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Bài thơ Thả diều [Cánh diều no gió…]
Bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa
Bài thơ Thả diều nằm trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, được tr

Share This Article
Leave a comment