Bí Ẩn Sự Diệt Vong Của Liên Xô – Lịch Sử Những Âm Mưu Và Phản Bội 1945-1991

Bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi có thêm một cuốn sách về đề tài “cải tổ” và sự phá hoại ngay sau đó ở Liên xô. Trong 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có quá nhiều người viết về nó. Tất cả những ai muốn bày tỏ, đều đã bày tỏ. Những người liên quan – c

Bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi có thêm một cuốn sách về đề tài “cải tổ” và sự phá hoại ngay sau đó ở Liên xô. Trong 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có quá nhiều người viết về nó. Tất cả những ai muốn bày tỏ, đều đã bày tỏ. Những người liên quan – các nhà hoạt động chính trị, các trợ lý thân cận của họ, các nhà ngoại giao, nhân viên mật vụ, – đều đã viết hồi ký. Những người nghiên cứu: các giáo sư và tiến sĩ, các nhà sử học, chính trị học, địa chính trị và triết học đều đã làm việc rất thành tâm.

Như nhiều người khác, tôi cố gắng đi tìm câu trả lời cho vấn đề còn trăn trở: Về nguyên tắc, tại sao có thể xảy ra như vậy? Trong số những gì đã được viết ra vẫn có nhiều điều làm tôi băn khoăn: nhiều sự kiện còn thiếu, các phương pháp tiếp cận chưa phanh phui tới tận cùng, thường thiếu những tư liệu về việc ai và mục tiêu người đó đã theo đuổi là thế nào, các nhiệm vụ đã được giải quyết ra sao, các đòn tấn công từ bên trong và bên ngoài đã được chuyển hóa như thế nào dưới ảnh hưởng của những hoàn cảnh bị thay đổi, mối quan hệ giữa chúng thế nào. Để tìm ra câu trả lời tôi đã tìm các cuốn sách mang tiêu đề hay tên các tác giả có liên quan tới đề tài này. Song, những câu trả lời trong số sách tôi tìm được hoàn toàn không làm tôi thỏa mãn.

Khi đó tôi quyết định nêu ra giả thuyết của mình và nó nằm ngay trong cuốn sách này. Sau khi phân tích những thông tin có được theo phương pháp luận của quan điểm hệ thống rất thông dụng hiện nay, tôi cho rằng nó đã đạt tới mức độ mới về chất lượng so với những gì có trước đó.

Hiện tượng xảy ra với Liên Xô trong những năm cải tổ vô cùng đơn giản. Về hiện tượng này, hiện có hai quan điểm – thậm chí những nhà nghiên cứu chân thành và thiện tâm nhất cũng luôn luôn cố chỉ ra rằng những sự kiện trên lãnh thổ Liên xô hoặc là do âm mưu của Mỹ, hoặc là đổ hết mọi tội lỗi cho những nhân vật trong Ban lãnh đạo Xô Viết. Chúng tôi thấy có mối tương tác của cả nguyên nhân này lẫn nguyên nhân kia.

Chúng tôi không định đưa thêm một phân tích xét lại cuộc cải tổ và giai đoạn diễn ra trước đó. Đấy là công việc của các nhà sử học. Phương án được lựa chọn đơn giản hơn nhiều. Xuất phát từ việc những phương thức được áp dụng để chống lại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết có đặc điểm mới, đặc biệt là vào giai đoạn 1985 – 1991. Điều đó có nghĩa là cả các phương pháp nghiên cứu cũng phải hiện đại hơn. Quan điểm hệ thống và những phương thức khác đem áp dụng ở đây sẽ gây ra nhiều điều đặc biệt phức tạp. Tuy nhiên, theo tôi, nhiều điều xảy ra có thể không được liệt kê tỉ mỉ và chỉ được làm rõ khi sử dụng quan điểm hệ thống. Điều đáng tiếc là với số lượng tài liệu sưu tầm được thì chưa thể sử dụng được quan điểm hệ thống về những gì đã xảy ra với nước Nga trong những năm 1985 – 1991. Có quá nhiều sự kiện trùng lặp. Mà như Goethe (1749 – 1832. Nhà văn Đức) từng nói, dân tộc nào không mong muốn hiểu biết quá khứ của mình thì dân tộc đó đáng phải trải nghiệm lại nhiều lần nữa.

Bất cứ ý định nào tìm hiểu điều đã xảy ra trong những năm 1985 – 1991 cũng hoàn toàn vô ích, nếu chỉ phân tích các sự kiện đã diễn ra trong khuôn khổ thời gian kể trên, bởi cải tổ – đó là chu kỳ công khai của những quá trình tiêu cực tiềm ẩn từ trước. Vì vậy, cần phải mở rộng phạm vị nghiên cứu, xem xét từ chục năm trước. Cũng như cần phải hiểu rằng các quá trình phá hoại, sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và Liên Xô, vẫn không không dừng lại.

Chiến dịch “cải tổ” có nhiều bước và nhiều phương án. Song kế hoạch lật đổ Chính quyền Xô Viết ở Liên Xô và làm tan rã Liên bang Xô Viết một cách chi tiết, thống nhất như thế thậm chí không hề có lấy một nét đại thể. Cũng đã có những dự thảo, có bổ sung, có mục tiêu rõ ràng, các phương thức sử dụng được thảo luận kỹ lưỡng và được chuẩn y. Tùy theo kết quả thu được ban đầu mà kế hoạch và phương thức hành động lại được điều chỉnh để mong đợi kết quả mới. Vậy mà Mỹ và các “nhân viên hành động” đã thu được những kết quả vĩ đại. Còn chiến dịch “cải tổ” lại tỏ ra rất mù mờ. “Phải nói là tôi rất khâm phục cách thức phương Tây đã tiến hành toàn bộ “chiến tranh lạnh”. – Nhà phân tích A. A. Zinoviev viết, – Họ đã tiến hành rất xuất sắc và thực sự đã giành được ưu thế về trí tuệ so với giới lãnh đạo ngờ nghệch của chúng ta”.

Điều đã xảy ra, ở một mức độ nào đó, là một quá trình tự nhiên đối với thế giới khắc nghiệt của chúng ta. Mục tiêu của bất cứ hệ thống xã hội nào cũng là cố gắng đạt được những thành tựu lớn hơn so với hệ thống khác. Nếu không đạt được mục tiêu đó một cách chính trực, thì dường như còn một cách là gây ra cho các láng giềng những thiệt hại nặng nề hơn.

Cuốn sách này độc đáo bởi phần lớn tư liệu được sử dụng theo quan điểm tư duy sự kiện. Tôi cho rằng, trong thời gian tới, các nhà sử học có thiện tâm, có trách nhiệm mô hình hóa các tình huống theo cách thức như chính họ là những người tham gia vào các hành động đó. Có như vậy, chất lượng nghiên cứu sẽ tăng lên đáng kể. Chỉ khi đó các nhà sử học mới phát hiện ra những vấn đề mà theo cách tư duy thông thường không chú ý đến.

Trong công trình này tác giả đã cố gắng dựa vào cách luận giải của triết gia hiện đại A. A. Zinoviev: “Phản cách mạng ở Liên Xô được sinh ra từ tổ hợp các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài, khách quan cũng như chủ quan. Để làm rõ cụ thể những yếu tố nào và chúng có vai trò gì trong đó, trước hết, cần tách bạch chúng ra khỏi dòng chảy của các sự kiện lịch sử – cụ thể, xác định rõ ranh giới sự kiện và thời gian của chúng. Cần xác định hành động cụ thể của những con người tạo ra chúng và xác định rằng đó chính là cái đã kết nối những hành động đó vào cái toàn thể duy nhất, vào một hành động chung phức tạp của nhiều con người khác nhau. Điểm chung của tất cả những hành động đó là họ, bằng cách này hay cách khác, đã hủy diệt chế độ xã hội của đất nước”.

Tôi muốn nêu ra một số điểm tương đồng về lịch sử. Vào đầu thế kỷ XX, đã có một cuộc cách mạng diễn ra ở nước Nga. Vào nửa đầu những năm 1930, Liên Xô không chỉ thoát cơn hiểm nghèo mà còn trở nên trẻ trung và tráng kiện hơn. Để trả đũa, vào những năm 1940, phương Tây đã tiến hành một cuộc chiến công khai chống nước Nga và phải chịu thất bại. Do tính chất hai mặt của cải tổ, chúng ta thấy rằng cách mạng (chính xác hơn là “phản cách mạng”) đã đem lại sự thay đổi chế độ xã hội từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa và có lợi cho phe chống Xô Viết. Như mọi cuộc chiến tranh khác, “chiến tranh lạnh” đã làm thay đổi cấu hình địa chính trị ở quy mô toàn cầu và thời đại, đem lại cho phương Tây một chiến thắng, dẫu tạm thời nhưng rất rõ ràng, đối với kẻ thù Xlavơ truyền kiếp của nó.

Nếu như cuộc tấn công vào Liên Xô chỉ xuất phát từ bên ngoài – đó là một cuộc chiến tranh thuần túy. Nếu như giấc mơ của một bộ phận thượng lưu về sự hồi sinh chủ nghĩa tư bản trở thành hiện thực – đó cũng chỉ là một cuộc cách mạng. Nhưng vấn đề là cả hai sự kiện đó đã kết hợp làm một. Thù trong và giặc ngoài của đất nước Xô Viết và của nhân dân Liên Xô đã cấu kết với nhau. Chu kỳ năng động của chiến tranh đã xảy ra, chỉ có điểm kết thúc của nó là chưa rõ…

Cuộc chiến tranh nào cũng được bắt đầu vào một ngày nhất định. Người dân của cả hai quốc gia (hai liên minh) tham chiến, bằng cách này hay cách khác, sẽ biết đến chiến tranh và việc họ sẽ là những người phải đối mặt. Cuộc chiến mà chúng ta đang xem xét chưa từng có trong lịch sử. Quy mô và tốc độ biến động của nó đã phủ định mọi cách diễn đạt – điều mà trong quá khứ phải diễn ra suốt cả thế kỷ. Phương thức tiến hành cuộc chiến này chỉ trở nên sáng tỏ sau khi giai đoạn đầu của nó đã kết thúc. Thậm chí, nhiều công dân của đất nước Xô Viết còn chưa kịp hình dung ra diện mạo của nó. Bộ máy tuyên truyền đã tỏ ra xuất sắc tới mức trong nhận thức của quần chúng, cuộc chiến tranh thế giới III chỉ xảy ra khi vũ khí hủy diệt lớn được đưa vào sử dụng và bằng chứng của sự kiện đó là một cuộc xâm lược công khai.

Nhưng đây lại là một cuộc chiến mà chúng ta và nhiều người khác đã không thể nhận diện. “Tính chất bạo tàn của cuộc chiến này – cuộc chiến chống lại quân đội chúng ta, chống lại quốc gia – là thời điểm khởi đầu của nó đã diễn ra từ lâu rồi. Chúng ta đã không nhận ra cái ngày mà quân đội bắt đầu phải hứng chịu đòn tấn công mang mục đích phá hoại và hủy diệt”.

A. P. Sheviakin (Thay lời nói đầu)

Bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi có thêm một cuốn sách về đề tài “cải tổ” và sự phá hoại ngay sau đó ở Liên xô. Trong 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có quá nhiều người viết về nó. Tất cả những ai muốn bày tỏ, đều đã bày tỏ. Những người liên quan – c

md

Related Posts

Zarathustra Đã Nói Như Thế

Zarathustra đã nói như thế là tác phẩm chính yếu của Nietzsche. Vừa thơ ca, vừa triết lý, nó ở giữa trung tâm tư tưởng Nietzsche: chính trong Zarathustra đã nói…

Read more

Xác Ấm

Anh ấy là R – không tên tuổi, không ký ức, không mạch đập, không cuộc đời. Anh ấy là Xác Sống, nhưng là một Xác Sống không muốn ăn…

Read more

Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp

Giáo trình mô đun “ Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp“ là một trong những tài liệu phục vụ cho nghề…

Read more

Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc

Cảm nhận: ” Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm” – Tiền Phong “’Ta…

Read more

Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi

“Những ai yêu mến Huyền Chip và theo dõi cuộc hành trình của châu Á của cô trong tập một “Xách ba lô lên và Đi” – “Châu Á là nhà….

Read more

Xây Dựng Thương Hiệu Theo Phong Cách Trump

Kết hợp giữa một tên tuổi lớn nhất trong giới kinh doanh với những bài học từ vị giáo sư marketing, chuyên gia xây dựng thương hiệu hàng đầu của…

Read more