Bộ tài liệu ôn thi địa 12 Cực kỳ đầy đủ
Link tải dưới bài viết . Nhớ làm theo hướng dẫn nhé
MA TRẬN ĐỀ THI TN THPT MÔN ĐỊA LÝ 2018
Nhận biết (14 câu) và thông hiểu : (10 câu)
Vận dụng thấp (12 câu), vận dụng cao (4 câu)
Địa lý 11 : 8 câu
Địa lý tự nhiên : 6 câu
Địa lý dân cư : 2 câu
Địa lý các ngành kinh tế : 6 câu
Địa lý các vùng kinh tế : 6 câu
Atlat và bài tập : 6 câu
Bảng số liệu : 3 câu
Biểu đồ đã cho : 3 câu
NỘI DUNG ÔN TẬP
ĐỊA LÍ 11:
– Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
– Cơ sở để phân chia thành 2 nhóm nước : GDP/người, FDI, HDI
– FDI, HDI là
– Đặc điểm của các nước đang phát triển là GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
– Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
– Nhóm quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin, Ác-hen-ti-na.
– Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
– Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là : công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
[<BR>]
– Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
– Toàn cầu hóa là quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
– Biểu hiện của toàn cầu hóa: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
-Hệ quả của Toàn cầu hóa: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
– NAFTA , EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR là
-Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra ở nửa sau của TK20, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
– Sự nóng lên của Trái Đất chủ yếu là do con người đã đưa một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển.
– Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng chủ yếu là do con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều.
-Mưa axit là do khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng
– Khí CFCs là nguyên nhân gây suy giảm tầng ô dôn.
– Suy giảm đa dạng sinh vật là do: diện tích rừng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức của con người.
-Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
-Thực trạng tài nguyên của Châu Phi: khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh.
– Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Mĩ La tinh là kim loại đen, kim loại quý và nhiên liệu.
-Mỹ La tinh là khu vực có nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
– Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
-Cuộc cách mạng ruộng đất không triệt để ở Mĩ La tinh đã đẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.
-Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ La tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985-2004 là do tình hình chính trị không ổn định.
– Nguồn FDI vào Mĩ La tinh chiếm trên 50% là từ các nước Hoa Kỳ và Tây Ban Nha .
CHỦ ĐỀ: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỖ
Câu 1: Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, lĩnh vực nào được đổi mới đầu tiên:
- Công nghiệp B. Nông nghiệp C. Dịch vụ D. Tất cả các ngành
Câu 2: Công cuộc đổi mới ở nước ta thông qua Đại Hội Đảng lần VI diễn ra vào năm nào:
- 1979 B.1986 C. 1991 D. 1985
Câu 3: Xu thế của Công cuộc đổi mới ở nước ta là:
- Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN
- Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế
- Tất cả các ý trên
Câu 4: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ năm nào:
- 1986 B.1995 C. 1991 D. 2000
Câu 5: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào
- 05/1993 B.06/1994 C. 07/1995 D. 08/1996
Câu 6: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN thường được gọi là:
- AFTA B.AFFA C. AFAT D.Các ý trên
Câu 7: Việt Nam gia nhập WTO vào thời gian nào:
- 09/2006 B.11/2006 C. 12/2006 D. 01/2007
Câu 8: Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn nào:
- Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định.
- Giảm nhanh tỉ lệ hộ nghéo.
- Tất cả các ý trên
Câu 9: Tổng diện tích đất liền và hải đảo của nước ta ( 2006) là bao nhiêu?
- 331.212 km2 B. 332.212 km2
- 331.363 km2 D. 331.312 km2
Câu 10: Hãy điền mũi tên thích hợp về hệ tọa độ địa lí của nước ta
Hệ tọa độ địa lí | Nằm ở tỉnh |
1.Vĩ độ : 230 23’ B | A. Khánh Hòa |
2. Vĩ độ : 80 34’ B | B.Cà Mau |
3. Kinh độ : 1020 10’ Đ | C.Hà Giang |
4. Kinh độ : 1090 24’ Đ | D. Điện Biên |
Câu 11: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của loại gió nào:
- Gió mùa châu Á. B. Gió tín phong
- Gió mùa Đông Bắc. D. Tất cả các ý trên.
Câu 12: Nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ mấy:
- Múi giờ thứ 6 B. Múi giờ thứ 7 C. Múi giờ thứ 8 D. Múi giờ thứ 9
Câu 13: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi :
- Phát triển kinh tế biển
- Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp
- Mở rộng thị trường, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế
- Tất cả thuận lợi trên
Câu 14: Yếu tố nào sau đây giúp Việt Nam hội nhập nhanh vào ASEAN:
- Vị trí địa lí
- Đường lối đổi mới
- Xu hướng từ đối đầu sang đối thoại
- Các ý trên.
Link tải bộ tài liệu ôn thi địa : https://drive.google.com/drive/folders/15OrJ97beAPy_vOAPjc7Lod6za304C9jn