Cái bình nứt [Truyện ngụ ngôn Ấn Độ]
Truyện ngụ ngôn Cái bình nứt
Cái bình nứt là truyện ngụ ngôn Ấn Độ, khuyên chúng ta hãy biết chấp nhận và biến yếu điểm của m
Cái bình nứt [Truyện ngụ ngôn Ấn Độ]
Truyện ngụ ngôn Cái bình nứt
Cái bình nứt là truyện ngụ ngôn Ấn Độ, khuyên chúng ta hãy biết chấp nhận và biến yếu điểm của mình thành lợi thế, bởi lẽ không ai sinh ra là hoàn hảo cả.
Nhân vô thập toàn
– Thành ngữ Việt Nam –
Một người gùi nước ở Ấn Độ, có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu của một sợi dây và rồi được đeo lên cổ anh ta mang về nhà. Một trong hai cái bình thì còn rất tốt và không bị chút rò rỉ nào cả. Cái còn lại bị nứt một chút nên nước bị vơi trên đường về nhà, chúng chỉ còn lại có hai phần ba.
Hai năm trời anh ta vẫn sử daungj hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện, trong khi cái bình nứt thì cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước:
– Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua.
Anh ta hỏi lại cái bình:
– Sao lại phải xin lỗi? Mà ngươi xin lỗi về chuyện gì?
Cái bình nứt đáp lại:
– Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà. Ông đã phải làm việc chăm chỉ, nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi.
Với lòng trắc ẩn của mình, người gùi nước rất thông cảm với cái bình nứt, ông ta nói:
– Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường.
Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy nhũng bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà, và điều này khuyến khích nó được đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tồi tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều. Một lần nữa, nó lại xin lỗi người gùi nước.
Người gùi nước liền nói:
– Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết rất rõ về vết nứt của ngươi, và ta đã lấy điểm yếu đó để biến nó thành lợi điểm. Ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi. Giờ đây, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy để trang trí nhà cửa của ta. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa duyên dáng để làm đẹp ngôi nhà của mình.
Câu chuyện Cái bình nứt – Truyện ngụ ngôn Ấn Độ
– thuvienso.com.vn –
Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Cái bình nứt
Trong cuộc sống ai cũng đều có những “vết nứt”, chẳng ai là hoàn hảo cả. Tất cả chúng ta đều có thể là cái bình nứt, nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở nên có ích. Hãy nhớ, trong điểm yếu chúng ta sẽ luôn có lợi điểm.
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Nhân vô thập toàn”, ý nói con người vốn không ai là người hoàn hảo và toàn diện cả. Dù ít hay nhiều, trong chúng ta vẫn tồn tại những khiếm khuyết, khuyết điểm chưa phải trọn vẹn. Đừng cố biến mình trở thành một người quá hoàn hảo. Hãy nhớ, cuộc sống cần cầu tiến chứ đừng quá cầu toàn!
Những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa
Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện dân gian, sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.
Ngoài câu chuyện Cái bình nứt kể trên, Thế giới cổ tích đã sưu tầm và chọn lọc ra những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất, mang tính giáo dục sâu sắc không chỉ dành riêng cho các bạn nhỏ, mà còn là những bài học vô cùng ý nghĩa đối với tất cả chúng ta.
Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.
Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.
Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.
Cái bình nứt [Truyện ngụ ngôn Ấn Độ]
Truyện ngụ ngôn Cái bình nứt
Cái bình nứt là truyện ngụ ngôn Ấn Độ, khuyên chúng ta hãy biết chấp nhận và biến yếu điểm của m