Đại Cương Triết Học Trung Quốc – Liệt Tử Và Dương Tử

Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử vì chưa ai dịch nhưng ít nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí th

Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử vì chưa ai dịch nhưng ít nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí thú trong cuốn đó thỉnh thoảng được trích dẫn trong các sách, báo, đặc biệt là trong bộ Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, như truyện Bệnh quên, Mất dê, Người kiếm củi được con hươu, Lo trời đổ, Ngu Công dọn núi…, những truyện ai cũng phải nhận là những ngụ ngôn quí nhất của nhân loại.

Ở Trung Hoa, cuốn Liệt tử được tôn xưng là một cuốn kinh: Xung hư chân kinh, từ năm 742[1] (năm thứ nhất niên hiệu Thiên Bảo vua Đường Huyền Tôn), rồi tới đầu thế kỉ XI, đời vua Tống Chân Tôn, lại được thêm hai chữ “chí đức” nữa, thành: “Xung hư chí đức chân kinh” (Xung hư có nghĩa là hư không). Như vậy là cuốn đó được đặt ngang hàng với Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh, hoặc Thi kinh, Thư kinh, và Liệt Ngự Khấu (tức Liệt tử) cũng được đặc ngang hàng với các triết gia lớn nhất thời Xuân Thu, Chiến Quốc, như Khổng Khâu, Lão Đam, Trang Chu.

Vậy mà các học giả Trung Hoa gần đây viết về cổ triết của họ, như Hồ Thích, Phùng Hữu Lan, Vũ Đồng không nhà nào để riêng một chương nói Liệt tử, trong khi họ phân tích những triết gia khác chúng ta ít nghe tiếng, chẳng lưu lại một thiên, một chương sách nào cả, như Trần Trọng Tử, Hứa Hành, Doãn Văn…

Dĩ nhiên các học giả đó không khi nào bỏ sót một cuốn như Xung hư chân kinh mà không đọc, nhưng đọc rồi, họ chỉ trích vài câu trong Thiên Thuỵ (về vũ trụ) và dùng trọn mỗi một thiên (Tác phẩm gồm tám thiên) tức thiên Dương Chu, để viết không phải về Liệt Ngự Khấu, mà viết về Dương Chu, và viết rất kỹ nữa. Chẳng hạn Hồ Thích trong cuốn Trung Quốc cổ đại triết học sử đại cương bỏ ra 6 trang, Phùng Hữu Lan trong bộ Trung Quốc triết học sử bỏ ra mười trang nghiên cứu học thuyết Dương Chu.

Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử vì chưa ai dịch nhưng ít nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí th

md

Related Posts

Zarathustra Đã Nói Như Thế

Zarathustra đã nói như thế là tác phẩm chính yếu của Nietzsche. Vừa thơ ca, vừa triết lý, nó ở giữa trung tâm tư tưởng Nietzsche: chính trong Zarathustra đã nói…

Read more

Xin Hãy Quên Em

Cuộc đời bạn đột ngột thay đổi khi một mầm sống mới cựa quậy trong lòng bạn. Vui sướng, ngỡ ngàng và cả lo lắng, thậm chí khủng hoảng, khiếp…

Read more

Xuyên Thành Vợ Cũ Của Nam Phụ

CP: Nguyễn Thu Thu × Trình Tuyển Thể loại: Xuyên sách, hiện đại, sảng văn, hệ chữa trị, HE Edit: Hạ Cẩn Bìa: đây là bìa truyện gốc, mình chỉ…

Read more

Vũ Trụ Và Hoa Sen

Về tác giả Trịnh Xuân Thuận (sinh năm là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển…

Read more

Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học

Từ khá lâu tôi muốn chia sẻ với các bạn một cuốn sách nhưng tôi rất ngần ngại. Đó là cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”…

Read more

Vua Bán Lẻ

Cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ mỗi năm lại càng thêm gắt gao hơn. Ngày nay khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, và họ…

Read more