Cuốn tiểu thuyết “Đèn Không Hắt Bóng” (Vô Ảnh Đăng) của nhà văn Nhật Bản Watanabe Dzunichi viết về một bệnh viện tư ở Tokyo.
Nhưng qua đó người đọc cũng biết được phần nào của đời sống xã hội Nhật hiện đại, với nhiều số phận, nhiều khi bi đát và c
Cuốn tiểu thuyết “Đèn Không Hắt Bóng” (Vô Ảnh Đăng) của nhà văn Nhật Bản Watanabe Dzunichi viết về một bệnh viện tư ở Tokyo.
Nhưng qua đó người đọc cũng biết được phần nào của đời sống xã hội Nhật hiện đại, với nhiều số phận, nhiều khi bi đát và cay đắng.
Qua sự miêu tả chuẩn xác của tác giả trong từng chi tiết đời sống ở một bệnh viện với những tính cách sinh động, từ vợ chồng ông chủ – bác sĩ trưởng cho đến những bác sĩ, những y tá và những khách hàng của bệnh viện: từ số phận của những người “minh tinh” đang mùa ăn khách… D. Watanabe cũng cung cấp cho người đọc một hình ảnh tương đối chân thực về đời sống thường ngày ở Nhật Bản. Đó là đời sống kinh doanh, trục lợi, ăn chơi phè phỡn của ông bà chủ. Đó là số phận của những người dân nghèo Nhật Bản, không chốn nương thân như ông già Isikura, như vợ chồng cụ già Uênô – họ thật thà trung hậu và cũng thật đáng thương. Bác sĩ thực tập Kosiba xuất thân con nhà lao động, còn quá ít tuổi để đủ “lịh duyệt” mà hiểu được những éo le trong đời, anh bộc trực, phản kháng gay gắt trước những bất công xã hội, nhưng rồi anh sẽ đi tới đâu với những hành vi với tính chất cá nhân riêng lẻ ấy?
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Naoe, trong khi mô tả Naoe, tác giả đã có phần nào “cường điệu”. Tác giả lại “cài bẫy” trong việc miêu tả sự phát triển của tính cách Naoe, chờ đến lúc kết thúc thì những thắc mắc của người đọc về những bí ẩn của nhân vật này mới được cởi nút…
Lòng nhân ái, sự khách quan và sinh động trong miêu tả, tài dụng nhân vật và viết đối thoại đậm đà, giản dị… tất cả đã làm cho cuốn tiểu thuyết Nhật Bản này gần gũi với người đọc Việt Nam.
Nhưng qua đó người đọc cũng biết được phần nào của đời sống xã hội Nhật hiện đại, với nhiều số phận, nhiều khi bi đát và c