Hồi ký Trần Văn Giàu

Tôi viết tập “hồi ký” này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em ở Long An ̶ tỉnh nhà ̶ đánh máy; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện “không lấy gì làm hay”, buồn nữa là khác.

Tôi viết tập “hồi ký” này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em ở Long An ̶ tỉnh nhà ̶ đánh máy; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện “không lấy gì làm hay”, buồn nữa là khác. Nhưng vài ba anh em Long An, không xin phép tôi, tự ý đánh máy thêm mấy bản, chỉ giao lại cho tôi hai bản, họ giữ mấy bản tôi không biết, nhưng tôi được biết họ đã chuyền tay đọc khá rộng. Nhiều bạn bảo tôi cứ phát hành tập hồi ký này đi. Tôi không ưng. Có lý do. Tôi thấy rằng không ít hồi ký đã được in ấn kể sự việc rất hay mà cũng chen vào một ít điều hoặc tác giả bịa hoặc lúc nghe kể đã thất thiệt. Viết hồi ký trước hết là viết những điều mình mắt thấy tai nghe và tự làm là chính, mà viết về mình thì dễ “chủ quan”: bớt cái dở thêm cái hay là điều khó tránh khỏi; tôi ngập ngừng khi định viết hồi ký là vì vậy. Nhưng có một số việc, nếu mình không kể lại thì không ai biết, không ai nhớ, không ai viết, không ai làm sáng tỏ cho mình bằng mình. Thành ra viết hồi ký vừa là đóng góp sử liệu vừa là yên ủi mình. Trong lịch sử dù là lịch sử của một khoảng đời ngắn ngủi, mình chỉ là một tiếng của ngàn trùng ngọn sóng trên biển sôi động: ghi lại một tiếng, thật ra có nghĩa lý gì lớn lắm đâu, có thêm bớt gì lắm đâu? Nhiều lắm thì làm cho một số người mất thì giờ đọc, hay mất tiền mua. “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”; tục ngữ thì như vậy. Song, da, dầu là da cọp, nhiều năm rồi sâu mọt đục cũng hết. Tiếng, trừ ra tiếng của một số ít vĩ nhân, làm sao mà còn mãi với thời gian? Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp. Cho nên, viết hồi ký này, tôi chỉ mong cho cháu một đời sau mình biết được rằng ông nó đã gắng sức làm tròn trách nhiệm ở đời, đã sống có nhân cách. Thế là đủ. Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, xấp xỉ 90 năm. Tôi viết “Lời nói đầu” này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký lần thứ ba.

Tôi viết tập “hồi ký” này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em ở Long An ̶ tỉnh nhà ̶ đánh máy; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện “không lấy gì làm hay”, buồn nữa là khác.

md

Related Posts

Zarathustra Đã Nói Như Thế

Zarathustra đã nói như thế là tác phẩm chính yếu của Nietzsche. Vừa thơ ca, vừa triết lý, nó ở giữa trung tâm tư tưởng Nietzsche: chính trong Zarathustra đã nói…

Read more

Vua Gia Long Và Người Pháp

“Lịch sử là một khoa học luôn chỉnh sửa lại mình trên cơ sở những phát hiện mới của khảo cổ, hoặc từ những tư liệu lịch sử bị lãng…

Read more

Yêu Chiều Tổng Giám Đốc Phúc Hắc

Thể loại: Trọng sinh, HE, Sắc, Hiện Đại, Sủng, Ngọt  Kiếp trước cô mỗi lần gặp hắn đều tránh hắn như tránh tà mặc kệ cho hắn dùng mọi thủ đoạn,…

Read more

Vươn đến sự hoàn thiện

Quyển sách Vương đến sự hoàn thiện được viết ra từ chính kinh nghiệm của tác giả trong hơn 50 năm bán hàng, làm diễn giả, tác giả và doanh…

Read more

Yêu Người Ở Bên Ta

The New York times best-selling author Đối với Ellen và Andy, một trăm ngày đầu tiên trong cuộc sống hôn nhân là những ngày hoàn hảo. Nhưng rồi, một buổi…

Read more

Vượn Trần Trụi

CUỐN SÁCH MÀ KHÔNG CON VẬT NGƯỜI NÀO DÁM BỎ QUA. Ở đây là con Vượn Trần trụi với tất cả những gì nền tảng nhất của nó – trong…

Read more