nhung-bai-tho-ngan-hay-ve-thay-co

Những bài thơ ngắn hay về thầy cô [SGK cũ]
Những bài thơ ngắn hay về thầy cô [SGK cũ]
Những bài thơ ngắn hay về thầy cô mà T

Những bài thơ ngắn hay về thầy cô [SGK cũ]

Những bài thơ ngắn hay về thầy cô [SGK cũ]

Những bài thơ ngắn hay về thầy cô mà thuvienso.com.vn chia sẻ phần lớn đều được sưu tầm trong những sách SGK cũ, thân thuộc với thế hệ 6x, 7x, 8x và 9x, giai đoạn 1950 trở lại.

Trong đó, có một số bài đã trở thành “kinh điển” đối với nhiều thế hệ học trò, ví dụ như: bài thơ Bàn tay cô giáo (Định Hải), Cô dạy (Phạm Hổ), Cô giáo với mùa thu (Vũ Hạnh Thắm), Cô giáo lớp em (Nguyễn Xuân Sanh),…

Những bài thơ hay về cô giáo

Bài thơ cô giáo của em tác giả chu huy sáng tác được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, gần như bạn nào cũng học thuộc.

Cô dạy em xếp hàng

Bạn sau nhường bạn trước

Cùng nhau đi đều bước

Ngay ngắn và ngiêm trang.




Chúng em ngồi thẳng hàng

Học chữ qua hình vẽ

Chữ O hình tròn nhé

Chữ Ô hình cái ô.




Rồi cô kể chuyện thỏ

Chuyện bác Gấu, chuyện Voi

Chuyện nhổ cây củ cải

Cho cả lớp cùng chơi.




Em yêu cô giáo thế

Như yêu mẹ của em

Thầm thì em gọi nhỏ:

“Cô giáo hiền của em”.




Tác giả: Chu Huy

Bài thơ Bàn tay cô giáo là một trong những tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi của tác giả Định Hải. Với lời thơ và vần điệu mộc mạc, bài thơ được hầu hết các bạn nhỏ của nhiều thế hệ học thuộc.

Bàn tay cô giáo

Tết tóc cho em,

Về nhà mẹ khen

Tay cô đến khéo!




Bàn tay cô giáo

Vá áo cho em

Như tay chị cả,

Như tay mẹ hiền.




Cô cầm tay em

Nắn từng nét chữ,

Em viết đẹp thêm

Thẳng đều trang vở.




Tác giả: Định Hải

Nguồn: Tập đọc 1, trang 10, NXB Giáo dục – 1985

Bài thơ Cô dạy cũng là một trong những tác phẩm “kinh điển” của tuổi thơ thế hệ 8x và 9x. Bài thơ như một lời tâm sự của bạn nhỏ với mẹ của mình những gì được cô dạy trên lớp.

Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:

Phải giữ sạch đôi tay,

Bàn tay mà giây bẩn

Sách, áo cũng bẩn ngay.




Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:

Cãi nhau là không vui,

Cái miệng nó xinh thế

Chỉ nói điều hay thôi.




Tác giả: Phạm Hổ

Nguồn: Tập đọc 1, trang 7, NXB Giáo dục – 1985

Bài thơ Cô dạy con cũng là một trong những bài thơ hay về thầy cô giáo, hướng dẫn các bạn nhỏ phân biệt các loại phương tiện giao thông cũng như chấp hành các quy định mỗi khi ra đường.

Mẹ! Mẹ ơi cô dạy

Bài phương tiện giao thông

Máy bay – bay đường không

Ô tô chạy đường bộ

Tàu thuyền, ca-nô đó

Chạy đường thủy mẹ ơi.








Con nhớ lời cô rồi

Khi đi trên đường bộ

Nhớ đi trên vỉa hè

Khi ngồi trên tàu xe

Không thò đầu cửa sổ

Đến ngã tư đường phố

Đèn đỏ con phải dừng

Đèn vàng con chuẩn bị

Đèn xanh con mới đi.














Lời cô dạy con ghi

Không bao giờ quên được.

Tác giả: Bùi Thị Tình

Bài thơ Mẹ và cô sáng tác của Trần Quốc Toàn nói về tình cảm mà bạn nhỏ dành cho mẹ và cô khi ở nhà cũng như khi đến lớp.

Buổi sáng bé chào mẹ

Chạy đến ôm cổ cô

Buổi chiều bé chào cô

Rồi sà vào lòng mẹ.




Mặt trời mọc rồi lặn

Trên đôi chân lon ton

Hai chân trời của con

Là mẹ và cô giáo.




Tác giả: Trần Quốc Toàn

Bài thơ Nghe lời cô giáo là một trong những bài thơ ngắn hay viết về thầy cô dành cho lứa tuổi mầm non, nói về những bài học được cô giáo dạy trên lớp được bé mang về nhà áp dụng.

Bé mới được đi học

Khi về hát rất ngoan

Rửa tay trước khi ăn

“Cô giáo con bảo thế”.




Ăn thì mời cha mẹ

Nhường em bé phần hơn

Không để vãi  rơi cơm

“Cô giáo con bảo thế”




“Cô giáo con bảo thế”

Việc tốt đều nhắc lời

Thế là, bé yêu ơi

Nhớ lời cô giáo đấy.




Tác giả: Nguyễn Văn Chương

Bài thơ Cô giáo lớp em là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Xuân Sanh, vô cùng gần gũi và gắn bó với nhiều thế hệ bạn nhỏ.

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi.

Đáp lời “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi.




Cô dạy em tập viết.

Gió đưa thoảng hương nhài,

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.




Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho.

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.




Tác giả: Nguyễn Xuân Sanh

Nguồn: Tiếng Việt 2, tập 1, trang 21, NXB Giáo dục – 1988

Bài thơ Cô giáo với mùa thu nhiều năm liền đều được đưa vào giảng dạy trong SGK tiểu học với hình ảnh cô giáo rất hiền lành và gần gũi với các bạn nhỏ.

Cô giáo em

Hiền như cô Tấm

Giọng cô đầm ấm

Như lời mẹ ru.




Cô giáo đưa mùa thu

Đếm với những quả vàng chín mọng.

Một mùa thu hi vọng

Tiếng chim ca ríu rít sân trường.




Theo Vũ Hạnh Thắm

Nguồn: Tiếng Việt 2, tập 1, trang 17, NXB Giáo dục – 1988

Thơ tặng cô là bài thơ là lời tự sự nói về tình cảm của một bạn nhỏ dành cho cô giáo của mình trước những cử chỉ ngập tràn ấm áp và tình yêu thương của cô.

Em yêu Cô giáo

Chăm chỉ sớm chiều,

Dạy bảo mọi điều

Cho em khôn lớn.




Những buổi sáng sớm

Em đi tới trường,

Nụ cười yêu thương

Đón em vào lớp.




Từng bước, từng bước,

Cô cầm tay em,

Nét chữ bay lên,

Điểm mười đỏ chói.




Nguồn: Khổ 1 bài thơ được trích dạy trong SGK Tiếng Việt 1, tập 2, trang 35, NXB Giáo dục -1996

Bài thơ Em yêu cô giáo nói về công lao dạy dỗ của cô giáo cũng như tình cảm của các bạn nhỏ, yêu cô giáo như người mẹ hiền của mình.

Bài thơ này được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4, sách dùng cho các vùng dân tộc phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn.

Đời em gắn bó ngôi trường

Em yêu cô giáo tình thương mặn nồng

Dạy em gần gũi núi sông

Dạy cho em có tấm lòng ước mơ.




Dạy em giỏi tính, thuộc thơ

Nhớ luôn lễ phéo chào cô, chào thầy.

Cô nâng cây bút cầm tay

Nhắc em chăm viết cho ngay thẳng hàng.




Cô nhìn, cặp mắt chứa chan

Bảo em chải tóc, sửa sang dáng ngồi…

Lòng em yêu mẹ suốt đời,

Cũng yêu cô giáo rạng ngời tình thương.




Tác giả: Nguyễn Xuân Sanh

Nguồn: Tiếng Việt 4, tập 1, trang 19, NXB Giáo dục -1992

Sách dùng cho các vùng dân tộc phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn.



Bài thơ Hoa được đưa vào giảng dạy trong SGK lớp 5 phổ thông (1977), mượn hình ảnh vườn hoa rực rỡ để gửi gắm tình cảm của các bạn học sinh đến các thầy cô giáo.

Vườn hoa tươi rực rỡ

Tràn ngập ánh nắng vàng,

Tươi như đàn em nhỏ

Được thầy cô dạy dỗ.




Hoa hồng dành mừng cô

Hoa cúc mang tặng thầy,

Người chúng em yêu mến

Trông nên vườn hoa tươi.

“Hoa ơi, tươi nữa lên

Vui lòng thầy cô nhé!”








Thầy cô ơi! Em biết

Đêm khuya em yên giấc,

Thầy cô còn soạn bài

Chuẩn bị cho ngày mai

Dạy chúng em được tốt.






Biết ơn thầy cô giáo

Tất cả vì chúng em,

Điểm mười tươi trang vở,

Đã ngoan, càng ngoan thêm.




Nguồn: Tập đọc lớp 5 phổ thông, tập 1, trang 71, NXB Giáo dục – 1977

Bài thơ Cô giáo em là một trong những bài thơ ngắn hay về thầy cô miêu tả hình ảnh về cô giáo. Bài thơ này được trích trong sách Việt Ngữ lớp 2 dưới thời chính quyền VNCH.

Cô em tuổi mới hai mươi,

Nước da trắng nõn, dáng người thanh thanh.

Cô em tính nết hiền lành

Cô thường khuyên bảo học hành phải chăm.




Tác giả: Doãn Ngọc

Nguồn: Việt Ngữ lớp 2, trang 16, NXB Cành Hồng – 1972

Nguồn:

Bài thơ Nghe lời cô giáo dặn ca ngợi công ơn của các thầy cô giáo và nêu bật lòng biết ơn sâu sắc của các bạn nhỏ đối với những bài học đã được cô dạy trên lớp.

Cô giáo dặn em:

Phải chăm học tập

Lúc ngồi trong lớp

Em nhớ lắng nghe

Những lời cô giảng.






Về nhà em phải:

Giúp đỡ mẹ cha

Xem cửa quét nhà

Và trông em bé.




Nguồn: Tập đọc vỡ lòng miền núi, trang 16, NXB Giáo dục – 1960

Bài thơ Tiếng đàn cô giáo là một bài thơ hay viết về cô giáo miền xuôi của tác giả Đào Ngọc Trung. Tiếng đàn của cô văng vẳng, thân thiết, vượt qua bảy thung, chúng đèo như gọi các em nhỏ tới lớp.

Những trưa vàng suối biếc

Nhưng đêm hồng lửa reo.

Tiếng đàn cô thân thiết

Vượt bảy thung, chín đèo.




Đàn gọi em đi học

Gọi em về liên hoan,

Cô đang chờ lưng dốc,

Cô nhường em phần cơm.




Như đàn chim về tổ

Mái trường mờ trong sơng

Bốn mươi khăn quàng đỏ

Sáng một trời biên cương.




Ôi đàn chim đang hót

Ôi suối rừng đang reo

Tiếng đàn cô hay nhất

Bởi cô yêu bản Mèo.




Trích thơ Đào Ngọc Trung

Nguồn: Tiếng Việt 3, tập 1, trang 64, NXB Giáo dục -1986

Sách dùng cho vùng dân tộc thiểu số



Nghe lời cô giáo là một bài thơ ngắn viết về cô giáo. Các bạn nhỏ nhớ nghe lời thầy cô giáo chăm ngoan, học giỏi và giúp đỡ gia đình.

Cô giáo dạy em:

Chăm học, chăm làm

Mới ngoan, mới giỏi.

Những điều cô nói

Em nhớ ghi lòng

Gắng học thật chăm

Gắng làm thật giỏi.










Nguồn: Tập đọc vỡ lòng miền núi, trang 7, Sở giáo dục Việt Bắc – 1970

Bài thơ Cô giáo diễn tả tình cảm của bạn nhỏ dành cho cô giáo mình, ví cô giống như chính người mẹ hiền ở trên lớp mỗi khi cắp sách đến trường.

Mẹ của em ở trường

Là cô giáo mến thương,

Dạy dỗ em ngày tháng,

Cô yêu em vô hạn

Săm sóc em từng ly

Từ nếp áo, dáng đi

Từ cách ngồi, nét bút

Như bà mẹ chăm chút

Đứa con nhỏ thân yêu.

Em yêu biết bao nhiêu

Người mẹ hiền: cô giáo.


















Nguồn: Tập đọc phổ thông lớp 2, trang 14, NXB Giáo dục – 1977

Tuy chỉ với 4 câu thơ lục bát, bài thơ Cô giáo lớp Năm đã nói lên được tình cảm của các bạn học sinh trong lớp cũng như tình yêu của cô dành cho các bạn nhỏ.

Em yêu cô giáo lớp Năm

Cô thích dạy hát, lại chăm chấm bài.

Có lần cả lớp viết sai

Thế mà cô chẳng phạt ai bao giờ.




Nguồn: Việt ngữ tân thư, lớp 5A, trang 90, NXB Sống Mới – 1964

Những bài thơ hay về thầy giáo

Bài thơ Nghe thầy đọc thơ được tác giả Trần Đăng Khoa viết năm 1967, tặng thầy của mình là Lê Thường. Đây cũng là một trong những bài thơ ngắn viết về thầy cô giáo rất hay, được nhiều lứa tuổi học sinh yêu mến.

Kính tặng thầy Lê Thường

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghiêng mặt sông xa

Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa.

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.












Tác giả: Trần Đăng Khoa

Nguồn: Văn 4, trang 8, NXB Giáo dục – 1989

Tình thầy trò là một bài thơ được dạy trong sách Việt ngữ tân thư thời VNCH. Lời thơ mộc mạc, chân thật, thể hiện rõ sự tôn kính của các em học sinh đối với thầy giáo của mình.

Chúng em, một lũ học trò

Được thầy săn sóc, chăm lo, luyện rèn.

Trò nào chăm chỉ thầy khen,

Trò nào lười biếng, thầy khuyên lần lần.

Chúng em học tập chuyên cần,

Nhỏ còn thơ dại, lớn dần phải khôn.

Chúng em, tuy tuổi còn non,

Nhưng ai cũng hết lòng tôn kính thầy.












Tác giả: Hồng Châu

Nguồn: Việt ngữ tân thư lớp hai, trang 20 – năm 1974

Bài thơ Đối với thầy của tác giả Doãn Ngọc nói về bổn phận của người học trò đối với thầy cô giáo của mình.

Thầy cô thay mặt mẹ cha

Sớm hôm dạy dỗ cho ta nên người.

Ví mà biếng học, ham chơi,

Phụ công thầy dạy, người cười mẹ cha.

Khi ta chăm chỉ, nết na,

Hai thân vui vẻ, thầy ta hài lòng.








Tác giả: Doãn Ngọc

Nguồn: Việt Ngữ lớp 2, trang 34, NXB Cành Hồng – 1972

Bài thơ Ơn thầy là một bài thơ về thầy cô giáo cũ nói lên dòng cảm xúc của người học trò khi trở về thăm lại ngôi trườngng xưa.

Hôm nay trở lại trường xưa

Để xem mái ngói nắng mua đổi màu.

Tháng năm đổ xuống mái đầu,

Thầy ơi! Con vẫn ghi sâu vào lòng:

Mẹ cha công ví núi sông,

Nghĩa thầy cao cả biển đông há bì?

Ơn thầy con trả được chi

Thầy ơi! Nghĩa trọng con ghi nhớ đời.

Nhờ ai con được nên người

Không hư đốn, biết nghe lời bảo ban?
















Tác giả: Khánh Linh

Nguồn: Tập đọc lớp nhì, trang 76, Bộ giáo dục VNCH – 1966

Bài thơ Lời thầy là một trong những bài thơ ngắn hay về thầy cô, được trích dạy trong SGK Việt ngữ tân thư dưới thời VNCH.

Giữa bầy trẻ đẹp như hoa

Lời thầy giảng dạy, thiết tha, dịu hiền.

Gió lành hòa nhịp êm êm,

Những lời đầm ấm như biên vào lòng.




Nguồn: Việt ngữ tân thư, lớp 5A, trang 76, NXB Sống Mới – 1964

Trong quá trình dạy dỗ, việc khen thưởng, động viên các bạn nhỏ là điều không thể thiếu và bài thơ Thầy khen đã cho chúng ta thấy được điều đó.

Thầy khen em viết thẳng hàng

Khen em tập đọc rõ ràng, trước sau,

Khen em học thuộc làu làu

Làm bài sạch sẽ, tiến mau hơn người…




Nguồn: Việt ngữ tân thư, lớp 5A, trang 85, NXB Sống Mới – 1964

Bài thơ Ơn thầy là một bài thơ ngắn viết về thầy giáo của Tản Đà. Tuy chỉ có 4 câu, nhưng bài thơ đã cho thấy công ơn to lớn của người thầy vất vả dạy dỗ chúng ta nên người.

Học trò biết ơn thầy

Có thầy ta mới hay.

Nghĩa lý không bờ bến

Ai chỉ con đường hay.




Tác giả: Tản Đà

Nguồn: Em tập đọc lớp 1, trang 64, NXB Lam Sơn – 1971

Tổng kết

Trên đây là một số bài thơ hay về thầy cô giáo đã gắn liền với tuổi thơ các thế hệ 6X, 7X, 8X và 9X được chúng tôi sưu tầm lại trong SGK qua các thời kỳ từ 1950 đến nay. Đôi khi bất chợt bắt gặp một trong số những bài thơ hay hình ảnh quen thuộc này, nguồn cảm xúc lại ùa về, sống mũi cay cay đến khó tả.

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Những bài thơ ngắn hay về thầy cô [SGK cũ]
Những bài thơ ngắn hay về thầy cô [SGK cũ]
Những bài thơ ngắn hay về thầy cô mà T

md

Related Posts

vu-kien-chau-chau

Vụ kiện châu chấu [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Vụ kiện châu chấu Vụ kiện châu chấu là câu chuyện cổ tích, qua đó giải…

Read more

vua-chuot-ken-re

Vua Chuột kén rể [truyện vui Nhật Bản] Vua Chuột kén rể Vua Chuột kén rể là một câu chuyện vui của Nhật Bản có tính chất châm biếm. Vua…

Read more

vua-heo

Vua Heo [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Việt Nam – Vua Heo Vua Heo là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về một người…

Read more

vua-qua

Truyện cổ tích Vua Quạ [Truyện cổ Grimm ý nghĩa] Câu chuyện Vua Quạ – Truyện cổ Grimm Vua Quạ là truyện cổ Grimm, kể về một vị vua đem…

Read more

vuong-quoc-chuot

Vương quốc chuột [Truyện cổ tích về loài vật] Câu chuyện Vương quốc chuột Vương quốc chuột là truyện cổ tích về loài vật, nội dung kể lại cuộc sống…

Read more

xin-chon-o-nui-vang

Xin chôn ở núi vàng [Truyện cổ tích dân tộc Chăm] Truyện cổ tích Xin chôn ở núi vàng Xin chôn ở núi vàng là truyện cổ tích dân tộc…

Read more