su-tich-con-bo-than-kapin

Sự tích con bò thần Kapin [Truyện cổ tích Chăm]
Truyện Sự tích con bò thần Kapin
Sự tích con bò thần Kapin là câu chuyện cổ tích kể về tình cảm anh e

Sự tích con bò thần Kapin [Truyện cổ tích Chăm]

Truyện Sự tích con bò thần Kapin

Sự tích con bò thần Kapin là câu chuyện cổ tích kể về tình cảm anh em yêu thương, gắn bó với nhau và nguồn gốc thờ bò thần Kapin của người Chăm ngày nay.

Ngày xửa ngày xưa, không rõ xa xưa đến thế nào, chỉ biết rằng đã rất lâu rồi, từ thời cụ kị của ông cha kể lại, ngày ấy, ở một làng nọ có hai vợ chồng người tiều phu tuy nghèo đói, khổ cực nhưng rất thương yêu nhau. Một hôm, người chồng lên rừng hái củi, người vợ như thường lệ lại đội pụ ra suối lấy nước (pụ là một loài vò bằng gốm, đồng bào Chăm chuyên dùng để đội nước). Đi qua một cây xoài, tự nhiên bà thấy thèm ăn, bèn trèo lên hái quả. Đến lưng chừng, bà trượt chân ngã xuống đất, đẻ ra một con bê và một cậu con trai, rồi chết ngay tại gốc cây.

Người chồng đi kiếm củi về không thấy vợ bèn đi tìm. Đến gốc xoài bên suối, thấy xác vợ nằm cạnh một con bê với một đứa bé, ông liền mang xác vợ cùng con bê và đứa bé về nhà, rồi làm ma cho người vợ xấu số.

Hàng xóm thấy vợ người tiều phu đẻ ra bê thì vô cùng ngạc nhiên, kinh sợ. Nhưng mọi việc cũng qua đi, người ta quen gọi con bê ấy bằng cái tên Kapin.

Một thời gian sau, người tiều phu đi lấy vợ khác và mang cả đứa con cùng con bê đi theo. Đứa con còn bé nhưng đã phải đi chăn trâu bò cho nhà dì ghẻ. Ngày ngày, con bê Kapin cho em mình ngồi trên lưng lùa đàn trâu bò đi chăn. Khi đến bãi, con bê Kapin đi quanh một vòng, thế là bầy trâu bò chỉ gặm cỏ trong cái vòng ấy, không thể đi ra ngoài được.

Một hôm, hai anh em rủ nhau đi chăn xa hơn. Sau khi vẽ một vòng tròn lớn cho lũ trâu bò ăn, hai anh em rủ nhau lên núi chơi. Nghe tiếng trống kèn ở phía xa, chúng bèn lần đến xem, thì ra đó là một đám ma. Mọi người thấy em bé rách rưới quá bèn cho quần áo mới để mặc và cho chúng ăn uống no nê. Khi hai anh em về đến nhà, mụ dì ghẻ thấy em bé có quần áo mới, tưởng rằng cậu ta ăn cắp bò đem bán để mua sắm, bèn đánh đập tàn tệ, rồi lột hết quần áo. Người em khóc lóc đau đớn. Con bò Kapin bèn an ủi em, hai anh em phải nhịn đói đi ngủ.

Ngày hôm sau, hai anh em lại lên núi chăn trâu bò. Mụ dì ghẻ lẻn theo rình mà hai anh em không biết. Thấy con Kapin đi một vòng quanh bãi cỏ thì cả đàn bò không đi đâu nữa, mụ biết con Kapin có phép lạ, nên vô cùng lo sợ và tìm cách giết đi. Mụ dì ghẻ bèn quay về nhà, giả vờ ốm nặng. Mụ dặn bà đồng cốt cùng làng rằng hễ chồng hỏi thì bảo tại con bò của chồng làm cho ốm, muốn khỏi phải giết con bò ấy đi. Tối hôm đó, hai anh em Kapin về đến nhà. Sau khi nghe mọi lời của mụ bói, người cha bèn hỏi:

– Này con Kapin ơi, dì con tự nhiên mang bệnh nặng. Thần thánh nói rằng chỉ có giết con đi thì dì con mới sống được. Con có bằng lòng không?

Kapin nghĩ một lát rồi ưng thuận. Người em nghe vậy khóc lóc thảm thiết. Bò liền bảo em:

– Em đừng sợ, mọi việc đã có anh lo. Em nhớ là trước khi họ giết anh thì em xin họ hai điều: một là phải dắt anh ra gốc xoài, nơi mà mẹ đã sinh ra chúng ta, buộc ở đó, rồi mới được giết. Hai là, trước khi giết, cho em đi vòng quanh gốc xoài ba lần, đến lần thứ ba cầm đuôi anh vuốt ba cái..

Người em gật đầu ghi nhớ lời anh dặn.

Ngày hôm sau, khi mọi người dựng rạp xong xuôi, cậu em bèn xin với cha hai điều trên, người cha bằng lòng. Khi đến giờ hành quyết, người em liền đi vòng quanh gốc xoài buộc Kapin ba lần và lần thứ ba cầm đuôi bò Kapin vuốt ba cái. Tự nhiên cây xoài chuyển động, rồi đưa cả hai anh em bay lên trời trước sự kinh hãi của người cha và mụ dì ghẻ cùng với dân làng. Cây xoài bay lên trời, đưa hai anh em đến một vùng xa lạ, rồi hạ xuống bên một giếng nước trong vắt.

Mọi người vùng đó ra múc nước, thấy tự nhiên cạnh giếng có cây xoài to mọc sừng sững thì vô cùng sợ hãi. Chuyện đó lọt đến tai vua, nhà vua bèn cho gọi người em vào triều bái kiến. Người em kể lại cho vua biết sự tàn ác và mưu mô thâm độc của dì ghẻ, rồi xin nhà vua cho được sống nhờ ở nước này. Tên vua ra điều kiện, hễ con bò của ngươi đấu với bò nhà vua mà thắng cuộc thì được ở, nếu không thì phải rời đi xứ khác. Người em lo lắng, về kể với Kapin. Kapin bảo em cứ nhận lời.

Thế là cuộc đấu bắt đầu. Ngày thứ nhất, bò Kapin húc chết rất nhiều bò của nhà vua. Sang ngày thứ hai, tên vua sai lấy dao nhọn buộc vào sừng bò để húc chết bò Kapin. Bò Kapin bị nhiều vết thương, máu chảy thành vũng. Đến tối, cuộc thi vẫn chưa phân thắng bại. Người em lo lắng bảo Kapin thôi đấu và đi chỗ khác, nhưng Kapin bảo em đừng ngại và dặn khi xem đấu đừng có nói gì cả.

Sang ngày thứ ba, bò Kapin lại húc chết nhiều bò của nhà vua. Nhưng chết con này, nhà vua lại thả con khác hung dữ hon. Bò Kapin đuối sức dần, người em thấy thế buột miệng kêu than cho số phận anh mình. Dứt lời than, tức thì bò Kapin gục ngã. Người em đến ôm lấy thân con bò khóc lóc. Trước khi chết, bò Kapin dặn em:

– Em ơi, nay anh không còn được ở bên em giúp em mỗi khi hoạn nạn nữa. Khi anh tắt thở, em hãy lột da anh giữa lấy, khi cần mang tấm da ra gọi, anh sẽ lại đến giúp em.

Nói rồi bò Kapin chết ngay. Người em gạt nước mắt, lột da Kapin cất đi, rồi chôn xác bên gốc cây xoài.

Tên vua thấy con Kapin đã chết bèn bắt người em bưng ngay xác con bò cùng cây xoài đi, nếu không sẽ chém đầu. Người em lo sợ, bèn giở tấm da bò ra gọi. Bò Kapin liền hiện ra, bảo em ôm lấy cây xoài và nhắm mắt lại. Phút chốc, cây xoài rung mạnh một cái, rồi từ từ bay đi.

Tên vua thấy vậy, lấy làm lạ. Hắn nghĩ chắc người này có nhiều phép thuật tài giỏi, bèn nghĩ cách giết hại bằng được để trừ hậu họa. Hắn ra lệnh bắt người em phải bắc ngay một chiếc cầu qua biển, nếu không làm được sẽ bị trị tội. Người em lại cầu khấn anh. Bò Kapin hiện ra, bảo em cứ bình tâm rồi đâu sẽ vào đó, chỉ cần nhớ là khi đức vua qua cầu, người em phải sang trước.

Hôm sau, theo lời bò Kapin mách bảo, chiếc cầu bắc qua biển đã làm xong. Người em đưa vua qua cầu. Hai người vừa đi được lưng chừng cầu sập. Tên vua bị chết chìm giữa biển, còn người em vẫn ung dung đi tiếp như không có chuyện gì xảy ra.

Bò Kapin bèn hiện hình, đưa em quay trở lại lên làm vua nước đó, rồi biến mất. Người em cho tạc tượng bò Kapin và lập đền thờ anh mình để đền đáp công ơn. Từ đó nhân dân cả nước cũng làm theo vua thờ bò Kapin có phép thần màu nhiệm. Tục đó ngày nay vẫn còn thấy ở người Chăm.

Câu chuyện Sự tích con bò thần Kapin – Truyện cổ tích Chăm

– thuvienso.com.vn –

Bò thần Kapi trong văn hóa của người Chăm

Trong văn hóa tâm linh người Chăm ngày nay vẫn còn lưu giữ những nét phong tục có liên quan đến bò thần Kapin. Trong tục lệ đám tang người Chăm, người ta làm những đòn khiêng bằng gỗ xoài, được cho là có liên quan đến cây xoài trong câu chuyện Sự tích con bò thần Kapin kể trên. Ngoài ra, người ta chuẩn bị một thanh gỗ xoài trắng, rộng bằng chiều dài của đòn khiêng. Thanh gỗ này được trang trí hình con hăng và sẽ được để đè dọc theo hài cốt trước khi khiêng đi thiêu. Phía đầu đòn khiêng có dán hình bò thần Kapin, phía đuôi dán hình bùa Omkar, hai bên có các hình con hăng.

Nhà táng được làm như một công trình mỹ thuật theo kiểu nhà cổ truyền Chăm. Mái nhà được lợp bằng 1 tấm vải thổ cẩm màu đỏ có dệt hoa văn Chăm. Trên đường nóc và chân cột có gắn các dải hoa văn làm bằng bìa cứng màu trắng có hình con hăng màu vàng đỏ uốn lượn. Xung quanh 4 mái hiên được trang trí 1 dải giấy màu đỏ có hoa văn trắng. Ở 4 chân cột nhà cũng được gắn 4 con hăng khác. Người ta giải thích rằng con hăng trang trí trên nhà hỏa táng là từ sự tích bò thần Kapin mà ra, khi bò thần muốn đưa linh hồn người chết lên thiên đàng nhưng do không biết bay, thần Pô Nưbi Etha mới ban cho những lá bùa. Khi khiêng người chết đến gần chỗ thiêu một người khấn báo với ông chủ tang rằng không thể qua sông. Ông chủ tang khấn báo phải quay đầu cho phía có dán hình bò thần Kapin đi trước vì trong bò thần có con hăng mới đưa linh hồn qua sông được.

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Sự tích con bò thần Kapin [Truyện cổ tích Chăm]
Truyện Sự tích con bò thần Kapin
Sự tích con bò thần Kapin là câu chuyện cổ tích kể về tình cảm anh e

md

Related Posts

xin-chon-o-nui-vang

Xin chôn ở núi vàng [Truyện cổ tích dân tộc Chăm] Truyện cổ tích Xin chôn ở núi vàng Xin chôn ở núi vàng là truyện cổ tích dân tộc…

Read more

vu-kien-chau-chau

Vụ kiện châu chấu [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Vụ kiện châu chấu Vụ kiện châu chấu là câu chuyện cổ tích, qua đó giải…

Read more

vua-chuot-ken-re

Vua Chuột kén rể [truyện vui Nhật Bản] Vua Chuột kén rể Vua Chuột kén rể là một câu chuyện vui của Nhật Bản có tính chất châm biếm. Vua…

Read more

vua-heo

Vua Heo [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Việt Nam – Vua Heo Vua Heo là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về một người…

Read more

vua-qua

Truyện cổ tích Vua Quạ [Truyện cổ Grimm ý nghĩa] Câu chuyện Vua Quạ – Truyện cổ Grimm Vua Quạ là truyện cổ Grimm, kể về một vị vua đem…

Read more

vuong-quoc-chuot

Vương quốc chuột [Truyện cổ tích về loài vật] Câu chuyện Vương quốc chuột Vương quốc chuột là truyện cổ tích về loài vật, nội dung kể lại cuộc sống…

Read more