Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi [Truyền thuyết dân tộc Mường]
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi [Truyền thuyết dân tộc Mường]
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi là truyền thuyết của dân tộc Mường, kể về nguồn gốc hình thành của hòn đá Thúc và động Tiên Phi ở Hòa Bình ngày nay.
Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nhân hậu và sự hi sinh của chàng Thúc đã dũng cảm đứng lên chống lại thủy thần sông Đà để bảo vệ bản làng Bưa Phi, đồng thời ca ngợi tình yêu chung thủy của nàng Tiên Phi đối với chàng Thúc.
Ngày xưa, trên núi Bưa Phi có một bản nhỏ của người Mường, có một nàng tiên ngày nào cũng bay từ trên trời xuống núi để dạo chơi. Nàng len lỏi khắp các vườn cây khe suối, vừa đi vừa cất tiếng hát say sưa. Tiếng hát của nàng thánh thót mượt mà, đến con kiến trong hang cũng phải bò ra, các cô gái đang hái bắp hái măng cũng phải phải ngừng tay, còn các chàng trai đi săn thú trong rừng đành phải dừng bước quay lại. Dân bản gọi nàng là Tiên Phi.
Hồi ấy, trong bản có chàng trai tên là Thúc. Chàng mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên sống côi cút một mình trong một túp lều nhỏ. Chàng được trời phú cho một sức khoẻ phi thường, một thân hình lực lưỡng và tấm lòng nhân hậu. Ngày ngày lên rừng hái rau, săn thú, chàng thường trông thấy bóng dáng thướt tha yểu điệu của nàng Tiên Phi, nghe tiếng hát ngọt ngào ấm áp say đắm lòng người của nàng. Chàng Thúc ngày càng si mê và ao ước được lấy nàng làm vợ. Chàng không biết thổ lộ cùng ai nên mượn cây khèn để giãi bày tâm sự. Tiếng khèn của chàng lúc tha thiết, lúc dìu dặt, lúc sôi nổi hoà quyện vào tiếng hát của nàng Tiên Phi, làm cho tiếng hát của nàng hay hơn, bay xa hơn. Họ đã thầm yêu nhau.
Hai người chưa kịp kết duyên cùng nhau thì một việc chẳng ngờ đã tới. Thuỷ thần sông Đà hung dữ mang dòng nước đến quấy phá vùng núi Bưa Phi.
Nước đỏ ngầu sủi bọt cuốn đi bao vườn tược ruộng nương. Máu của muôn loài sống trên núi Bưa Phi đỏ thắm dòng sông, xác nổi lều bều. Bản Bưa Phi có nguy cơ bị thuỷ thần cuốn trôi đi mất. Dân làng lo sợ, nhiều người kéo nhau chạy đi nơi khác. Cảnh con lạc cha, vợ lạc chồng nháo nhác thật thảm thương.
Nhìn dòng nước sông Đà hung dữ cuồn cuộn chảy, nhìn những cột nước trắng xoá xoáy vào chân núi, chàng Thúc vô cùng căm giận. Chàng quyết đem sức mình chặn đứng dòng nước lũ cứu bản làng.
Chàng Thúc lấy đá trên đỉnh núi Bưa Phi ném xuống đầu thuỷ thần, chàng lại bẻ cây chặt gỗ để ngăn dòng nước. Thuỷ thần lùi ra rồi lại lấy sức lao vào. Chàng trai đánh nhau với Thuỷ thần ngày một hăng vì bên cạnh chàng còn có nàng Tiên Phi giúp sức. Nàng cất cao tiếng hát để động viên giúp chàng thêm sức mạnh.
Thuỷ thần đã đuối sức, biết không thể thắng nổi chàng Thúc, không có cách phá nổi núi Bưa Phi, Thuỷ thần sai thuộc hạ mang ngọc ngà châu báu lên trời, xin Ngọc Hoàng gọi nàng Tiên Phi về. Trời liền sai thần Sấm mang lưỡi tầm sét xuống trần gọi nàng về ngay. Nhận được lệnh cha, nàng Tiên Phi chia tay chàng Thúc vội bay về trời. Nàng hẹn sẽ quay trở lại.
Thừa cơ, Tiên Phi đi vắng, Thuỷ thần dồn dập lao sóng vào chân núi. Hắn còn nhờ thần Mưa lao tên vào người chàng. Thần Gió đánh tại vào mặt chàng, thần Sấm sét tung lưỡi lửa chém sám cỏ cây trên núi. Chàng Thúc một lúc phải chống đỡ với nhiều thần hùng mạnh, sức chàng kiệt dần, kiệt dần. Chàng nóng lòng chờ Tiên Phi trở lại để được tiếng hát của nàng tiếp sức. Nhưng quanh chàng chỉ có mây mưa, sấm chớp, bão giật điên cuồng.
Chàng nhìn dân làng Bưa Phi, mọi người đều trông cậy nơi chàng. “Phải cứu lấy dân làng dẫu mình có chết”. Nghĩ vậy, chàng ngẩng cao đầu lên cầu khấn thần linh:
– Hỡi các vị thần linh thiêng. Hãy giúp con, cho con biến thành hòn đá ở ngay nơi này, dưới chân núi Bưa Phi để chặn dòng nước xoáy sông Đà, cứu dân bản Bưa Phi.
Chàng vừa dứt lời thì biến ngay thành hòn đá sừng sững chắn trước dòng nước, bắt dòng nước phải cháy theo hướng khác.
Khi trời quang mây tạnh. Tiên Phi từ trên trời xuống núi. Đến nơi giao chiến, nàng sững sờ khi nhìn thấy người yêu đá hoá đá trong tư thế cản phá nước sông. Nàng xót xa ân hận vì đã bỏ chàng ra đi trong lúc nguy hiểm. Nước mắt ròng ròng, nàng kêu lên:
– Hỡi thần linh! Tôi làm sao sống nổi khi thiếu chàng Thúc. Hãy cho chàng sống lại cùng tôi hoặc cho tôi được chết trên núi Bưa Phi ngay nơi chàng hoá đá.
Một tiếng nổ lớn. Núi Bưa Phi nứt ra. Biết lời cầu đã ứng, nàng Tiên Phi lao vào chỗ đó và hoá đá luôn.
Ngày nay, trên núi Bưa Phi còn hòn đá Thúc và động Tiên Phi. Trước cửa động, có hình một cô gái nằm nghiêng theo đường vào. Tương truyền đó chính là nơi nàng Tiên Phi hoá đá.
Truyện Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi – Truyền thuyết người Mường
– thuvienso.com.vn –
Đôi nét về Động Tiên Phi
Động Tiên Phi nằm ở trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi thuộc xóm Gai, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Những nhũ đá tự nhiên nằm sâu trong động, mỗi khối đá được tạo hóa ban cho những hình thù mềm mại, hội tụ đủ những tiên nữ, tiên ông, sư tử, voi, rùa, hổ… như một khu rừng muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên. Cửa động quay về hướng đông bắc, lối vào động đi qua một khe đá hẹp, thoai thoải dốc vào bên trong.
Gọi là động Tiên Phi là vì khi du khách đến cửa động bước vào trong mươi bước, ngước nhìn lên phía trước mặt, ngay trên vách động có một dải nhũ đá trông tựa giống nhe một bóng dáng cô tiên trong tư thế bay bổng thật mơ mộng tuyệt đẹp.
Theo dân gian, nguồn gốc của động Tiên Phi được kể lại qua câu chuyện Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi bên trên.
Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.
Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.
Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi [Truyền thuyết dân tộc Mường]
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi
Sự tích hòn đá Thúc và động Tiên Phi