truyen-co-tich-tam-cam

Truyện cổ tích Tấm Cám [bản kể năm 1973]
Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám
Truyện cổ tích Tấm Cám đã rất quen thuộc với nhiều người từ thủa còn nằm trong nôi, phản ánh mong ước thiết tha của nhân dân thời xưa: “

Truyện cổ tích Tấm Cám [bản kể năm 1973]

Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám đã rất quen thuộc với nhiều người từ thủa còn nằm trong nôi, phản ánh mong ước thiết tha của nhân dân thời xưa: “Ở hiền gặp lành”. Câu chuyện ngợi ca sức sống bất diệt và sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.

Hiện nay trên internet có khá nhiều phiên bản khác nhau, Thế giới cổ tích xin giới thiệu bản kể có từ khá lâu, được trích nguồn trong “Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông” – năm 1973 của Đỗ Thận. Bản kể này được xem là gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.

Lưu ý khi kể chuyện Tấm Cám

Do đối tượng độc giả của Thế giới cổ tích hướng đến là các bạn nhỏ, nên chúng tôi có sự sàng lọc kỹ lưỡng. Ở phần cuối của truyện cổ tích Tấm Cám không phải là một cái kết đầy “kinh dị” như trong phiên bản gốc.

Có thế vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm và tranh luận khác nhau về vấn đề này, nhưng những người biên tập của Thế giới cổ tích đã rất cân nhắc khi lựa chọn đoạn kết như vậy.

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố mất rồi, Tấm phải ở với dì ghẻ[1] là mẹ đẻ ra Cám.

Một hôm, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ và bảo đi bắt tôm bắt tép. Mụ hứa rằng: “Đứa nào bắt được nhiều thì tao cho một cái yếm đỏ”.

Tấm và Cám cùng mang giỏ ra đồng. Tấm bắt được nhiều. Cám bắt được ít, Cám bảo chị:

“Chị Tấm ơi! Chị Tấm!

Đầu chị lấm,

Chị hụp cho sâu,

Kẻo về dì mắng”.





Tấm tưởng thật, hụp xuống. Cám ở trên bờ trút lấy tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi mang về trước. Tấm lên dòm vào giỏ, thấy mất cả, mới khóc hu hu, Bụt[2] hiện lên rồi hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm kể hết sự tình cho Bụt nghe rồi lại khóc, Bụt bảo Tấm nhìn xem trong giỏ còn gì không? Thì ra còn lại một con cá bống. Bụt liền bảo Tấm đem cá bống về thả xuống giếng nuôi, và dặn mỗi ngày cho ăn hai lần, mỗi lần một bát cơm. Khi cho bống ăn, phải gọi:

“Bống bống bang bang,

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa[3] nhà người”.



Tấm nghe lời Bụt dặn, đem bống về nuôi. Cứ đến bữa cơm thì hớt một bát, giấu vào thùng gánh nước, mang ra cho bống. Nghe lời gọi dịu dàng của Tấm, bống lại ngoi lên mặt nước ăn cơm. Ít lâu sau, mụ dì ghẻ biết liền sai Cám đi rình. Cám đi rình xem hết đầu đuôi, học lỏm được câu gọi bống, rồi về mách mẹ. Một hôm, mụ dì ghẻ lừa bảo Tấm:

“Con ơi con!

Mai con đi chăn trâu phải chăn đồng xa,

Chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu”.



Tấm tưởng thật, nghe lời dì ghẻ, hôm sau dắt trâu đi chăn ở cánh đồng xa làng. Thừa dịp đó, mẹ con Cám đem cơm ra giếng, đổ xuống và cũng lặp lại câu mà Tấm thuoèng nói khi gọi bống. Bống cũng bơi lên mặt nước, thì bị mẹ con Cám bắt lấy mang về làm thịt ăn.

Đến bữa cơm, sau khi ăn xong, theo lệ thường, Tấm mang thùng đi gánh nước và đem cơm cho bống. Nhưng bận này, gọi mãi không thấy bống đâu mà chỉ có một cục máu nổi lên. Thấy vậy Tấm ngồi khóc hu hu. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm thưa lại sự việc xảy ra. Bụt liền bảo: “Người ta đã bắt bống của con ăn thịt mất rồi. Con về nhà nhặt xương nó, mua lấy bốn cía lọ bỏ vào đấy rồi đem chôn xuống bốn chân giường con nằm”.

Tấm nghe lời Bụt, về nhà tìm xương bống; tìm mãi không thấy. Bỗng có một con gà trông gáy lên rằng:

“Cục ta cục tác,

Cho ta nắm thóc,

Ta bới xương cho”.



Tấm lấy nắm thóc ném cho gà. Gà bới một chỗ thì thấy ngay xương cá, Tấm vội nhặt lấy, cho vào bốn cái lọ và chôn xuống chân giường.

Được ít lâu, nhà vua mở hội[4]. Hai mẹ con Cám sắm sửa quàn lành áo tốt đi xem hội. Mụ dì ghẻ không muốn cho Tấm đi, liền trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm ngồi nhặt kỳ xong mới được đi. Tấm ở nhà tủi thân lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi. Tấm kể đầu đuôi câu chuyện, Bụt liền bảo: “Để ta cho một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp cho con”. Tấm sợ chim ăn mất thóc gạo, sẽ phải đòn. Bụt biết ý, nói: “Rồi ta cấm chim không cho nó ăn thóc gạo của con. Con đừng sợ”.

Đàn chim sẻ sà xuống nhặt, chỉ nháy mắt là xong. Nhưng Tấm ngồi vào xó nhà, lại khóc. Bụt lại hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm thưa: “Con không có quần áo đẹp để mặc đi xem hội”. Bụt bảo: “Con đi đào những lọ chôn ở chân giường lên, muốn có quần áo đẹp như thế nào cũng có”. Tấm vui mừng đào các lọ lên, quả nhiên thấy chẳng những là có quần áo đẹp mà còn có cả một đôi giày thêu kim cương[5], một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm mừng quá, thắng bộ[6] vào, đi giày, cưỡi ngựa ra xem hội.

Từ đằng xa, Cám trông thấy Tấm ăn mặc đẹp đẽ, vội mách mẹ. Mụ dì ghẻ không tin, nói: “Con Tấm nhà mà mà thắng bộ như thế à? Nó đương ngồi nhặt thóc, còn lâu!”.

Lúc Tấm đi qua bờ hồ, vô ý sẩy chân, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Vừa lúc ấy, voi nhà vua đi qua, bỗng dừng lại kêu rầm rĩ. Vua sai lính lội xuống hồ xem có gì cản trở. Quân lính xuống hồ mò, tìm một lúc, vớt được một chiếc giày đàn bà thêu rất xinh, liền đưa lên trình vua. Vua ra lệnh truyền tin cho tất cả đàn bà, con gái, ai đi xem hội mà ướm[7] giày vừa chân thì vua lấy làm vợ. Các cô thi nhau ướm thủ. Chẳng ai đi vừa cả. Mãi sau đến lượt Tấm, thì giày với chân vừa như in. Vua mừng lắm, sai thị vệ lấy kiệu rước nàng về cung.

Đến ngày giỗ bố, Tấm về nhà làm giỗ. Mụ dì ghẻ lập tâm giết Tấm, bèn sai Tấm trèo lên hái cau để mang cúng bố. Tấm trèo lên gần tới ngọn, mụ ở dưới đẵn gốc cây. Thấy động, Tấm vội hỏi: “Dì làm gì ở dưới ấy thế?” Mụ liền nói dối: “Dì đuổi kiến cho con đấy” và cứ tiếp tục chặt. Tấm đang hái cau thì cây đổ, Tấm ngã xuống ao cạnh đấy, chết đuối. Mụ dì ghẻ vội lấy quần áo đẹp của Tấm mặc vào cho Cám và đưa Cám bào cung[8] thế chị.

Tấm chết hóa ra con vàng anh, bay đến đậu ở vườn nhà vua. Thấy Cám đang giặt quần áo cho vua, chim vàng anh liền hót:

“Giặt áo chồng tao

Thì giặt cho sạch,

Giặt mà không sạch

Tao vạch mặt ra”.





Đến lúc Cám đem phơi, chim vàng anh lại hót:

“Phơi áo chồng tao

Thì phơi bằng sào,

Chớ phơi bờ rào,

Tao cào mặt ra”.





Vua nghe thấy tiếng chim hót, lạ lắm, bèn nói với chim:

“Vàng ảnh, vàng anh,

Có phải vợ anh,

Chui vào tay áo!”



Vàng anh nghe thấy thế, tức khắc bay bào tay áo vua. Từ đó, vua thả chim vào một cái lồng sơn son thiếp vàng, hằng ngày vui chơi với chim, không đoái hoài gì đến Cám nữa.

Cám tức lắm, vội về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xui bắt chim làm thịt ăn. Cám liền về cung sai lính giết chim ăn, rồi vứt lông ra vườn. Lông chim lại hóa ra hai cây xoan đào tươi tốt. Vua thấy cây đẹp, lấy làm thích, sai mắc võng đào[9] để nằm chơi hóng mát.

Cám lại về mách mẹ. Theo lời mẹ xui, Cám lại bắt lính đẵn hai cây xoan xuống, lấy gỗ đóng khung cửi. Nhưng cứ mỗi lần Cám ngồi vào dệt vải thì cái khung cửi lại kêu lên:

“Kẽo cà kẽo kẹt,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra”.



Cám sợ quá về nhà mách mẹ, mẹ lại xui sai lính đốt khung cửi đi, rồi đổ tro ra đường cái. Không ngờ đám tro lại hóa ra một cây thị xanh tươi, cây thị chỉ có một quả thật to, thơm nức.

Một hôm, có bà lão hàng nước qua đấy thấy quả thị liền nói:

“Thị ơi thị,

Rụng vào bị bà,

Bà đem bà ngửi

Chứ bà không ăn”.





Bà lão vừa dứt lời, quả thị rụng ngay vào bị. Bà vội vàng mang về nhà, để ở đầu giường, lấy làm quí lắm. Ngày nào bào lão cũng phải đi chợ mua hàng về bán. Cứ mỗi lần ở chợ về, bà lão đều ngạc nhiên, vì thấy có sẵn cơm canh để phần tươm tất, lại có cả chậu nước nữa… Cửa nhà rất sạch sẽ, gọn gàng.

Bà rắp tâm[10] rình xem. Một hôm, đi chợ được nửa đường, bà liền quay trở lại. Gần đến nhà, bà rón rén tới sát của, nhìn qua khe liếp[11], thấy một cô gái đẹp như tiên đang làm bếp. Bà lão mừng quá, chạy vào ôm chầm lấy. Vì lộ cơ[12], cô tiên không biến đi được nữa.

Bà lão tìm quả thị, thì chỉ thấy còn cái vỏ, liền xé vụn ra rồi giấu đi.

Từ bấy giờ, hai người sống với nhau và thương yêu nhau như hai mẹ con.

Một hôm, vua ra hồ dạo chơi, qua hàng nước, thấy có một bà lão phúc hậu, liền ghé vào. Vua bỗng nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo và đẹp, giống như những miếng trầu trước Tấm vẫn têm. Vua mới hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão bảo chính tay bà têm. Nhưng vua gặng hỏi[13] mãi, bà đành thú thật là con gái bà têm. Vua ước ao được xem mặt. Bà lão gọi con gái ra, thì chính là Tấm. Được gặp vợ, vua mừng rỡ, sai quân lính rước về cung.

Về đến cung, Tấm kể rõ sự tình cho nhà vua nghe, nhà vua tức giận sai người đem mẹ con Cám lên xử tội, nhưng Tấm thương cảm, xin nhà vua tha cho họ. Nhà vua truyền chỉ đuổi mẹ con Cám ra ngoài cung. Vừa ra khỏi thành, giông tố ập đến, mẹ con Cám bị sét đánh chết giữa đồng.[14]

Theo bản của Đỗ Thận
Nguồn: Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông (1973)

Chú thích trong truyện cổ tích Tấm Cám

Soạn bài Tấm Cám lớp 10

Truyện cổ tích Tấm Cám từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, tập 1. Đây là vừa là truyện cổ tích thần kỳ, vừa là truyện cổ tích thế sự tiêu biểu và đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Cũng như phần lớn các truyện cổ tích thế sự khác, Tấm Cám đề cao công lí đồng thời là điều mong ước thiết tha của nhân dân lao động thời xưa trong mối quan hệ xã hội là: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

Mặt khác câu chuyện cũng phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình. Mối quan hệ “dì ghẻ con chồng” trong Tấm Cám luôn là một chủ đề khá phổ biến trong các truyện cổ tích dân gian nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung (tương tự truyện Cô bé Lọ Lem của Pháp hoặc truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn của Đức). Đúng như câu ca dao đã được cha ông xưa đúc kết:

“Mấy đời bánh đúc có xương,

mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.”

Về hình thức nghệ thuật, truyện Tấm Cám mang nhiều hình ảnh, chi tiết ý vị, đậm đà màu sắc dân tộc và dân gian: từ hình ảnh các loài vật gần gữi như con cá bống nuôi trong giếng, con gà mái bới xương, đàn chim sẻ nhặt thóc, con voi của nhà vua, con chim vàng anh biết nói… cho tới hình ảnh các loài cây cối quen thuộc như cây cau trong vườn nhà Tấm, cây xoan đào trong cung vua, cây thị bên bờ đường, quả thị của bà lão hàng nước… và cả những hình ảnh các đồ vật hàng ngày như chiếc giỏ xúc tép của Tấm, chiếc khung cửi bằng gỗ xoan đào, cái võng của nhà vua, miếng trầu têm cánh phượng của bà lão hàng nước, và đặc biệt là chiếc giày nạm kim cương xinh đẹp của Tấm, v.v… Tất cả với những hình ảnh đầy ý vị đó đều gắn bó rất mật thiết với từng bước phát triển số phận của Tấm – nhân vật trung tâm trong truyện, và đều để lại cho mọi người những ấn tượng sâu sắc, kì thú, khó có thể quên được.

Ngoài ra, những lời ăn tiếng nói có vần điệu của người và nhận vật trong truyện (gà, chim, khung cửi, quạ…) theo phong cách dân gian lại tạo cho câu chuyện một không khí giao cảm hài hòa giữa thế giới tự nhiên và con người trong thời cổ xưa, do đó có sức lôi cuốn lạ thường đối với người nghe truyện.

Phân tích nhân vật tấm trong truyện Tấm Cám

Bố cục khi soạn bài Tấm Cám

Câu chuyện có thể chia làm 4 đoạn chính với nội dung cụ thể như sau:

Đoạn 1: Mẹ con Cám dối trá, cướp công của Tấm

Đoạn này bước đầu giới thiệu với chúng ta các nhân vật chính trong truyện (Tấm, Cám, mụ dì ghẻ và ông Bụt) trong cuộc tranh chấp đầu tiên mở đầu cho mối mâu thuẫn sẽ ngày càng phát triển gay gắt, quyết liệt trong các đoạn sau.

Đoạn 2: Tấm đi dự hội đánh rơi chiếc giày đẹp, được nhà vua kén làm vợ.

Ở đoạn này, kịch tính bắt đầu phát triển cao hơn, dồn dập hơn, chủ yếu qua hai tình tiết chính: một là việc Bụt tận tình giúp đỡ cho Tấm đi dự hội của nhà vua mở, hai là việc Tấm đánh rơi chiếc giày đẹp, là đầu mối cho toàn bộ diễn biến câu chuyện đầy kịch tính và đầy yếu tố kì lạ về sau.

Đoạn 3: Mẹ con Cám gian ác, nham hiểm, quyết tâm hãm Tấm để cướp đoạt hạnh phúc của Tấm.

Trọng tâm của truyện cổ tích Tấm Cám là ở đoạn này. Tình tiết của câu chuyện diễn biến mỗi lúc một phức tạp, sôi nổi, kịch tính của truyện cũng phát triển ngày càng cao hơn, thể hiện cuộc xung đột diễn ra hết sức gay gắt giữa một bên là mrj con mụ dì ghẻ quyết “hủy diệt” cuộc sống của Tấm để cướp đoạt bằng được hạnh phúc của nàng, và một bên là Tấm chống cự lại quyết liệt dã tâm nham hiểm của hai người họ (“Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”…); dù phải “hóa kiếp” tới bốn lần thành chim muông, cây cỏ, cuối cùng Tấm vẫn hiện trở lại thành người để giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc.

Đoạn 4: Mẹ con Cám bị trừng phạt đích đáng.

Tấm hiện hình trở lại thành người và lại được vua đón về cung. Nhưng vẫn còn Cám – đứa em cùng cha khác mẹ hết sức bất nhân bất nghĩa, vẫn còn mụ dì ghẻ cực kì độc ác, nham hiểm; nghĩa là vẫn còn mâu thuẫn và mâu thuẫn càng phát triển lên tới đỉnh cao. Sau bốn lần thất bại liên tiếp, liệu Tấm sẽ đối xử với mẹ con Cám như thế nào? Trừng trị hay khoan dung?

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Truyện cổ tích Tấm Cám [bản kể năm 1973]
Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám
Truyện cổ tích Tấm Cám đã rất quen thuộc với nhiều người từ thủa còn nằm trong nôi, phản ánh mong ước thiết tha của nhân dân thời xưa: “

md

Related Posts

vua-chuot-ken-re

Vua Chuột kén rể [truyện vui Nhật Bản] Vua Chuột kén rể Vua Chuột kén rể là một câu chuyện vui của Nhật Bản có tính chất châm biếm. Vua…

Read more

vua-heo

Vua Heo [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Việt Nam – Vua Heo Vua Heo là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về một người…

Read more

vua-qua

Truyện cổ tích Vua Quạ [Truyện cổ Grimm ý nghĩa] Câu chuyện Vua Quạ – Truyện cổ Grimm Vua Quạ là truyện cổ Grimm, kể về một vị vua đem…

Read more

vuong-quoc-chuot

Vương quốc chuột [Truyện cổ tích về loài vật] Câu chuyện Vương quốc chuột Vương quốc chuột là truyện cổ tích về loài vật, nội dung kể lại cuộc sống…

Read more

xin-chon-o-nui-vang

Xin chôn ở núi vàng [Truyện cổ tích dân tộc Chăm] Truyện cổ tích Xin chôn ở núi vàng Xin chôn ở núi vàng là truyện cổ tích dân tộc…

Read more

vu-kien-chau-chau

Vụ kiện châu chấu [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Vụ kiện châu chấu Vụ kiện châu chấu là câu chuyện cổ tích, qua đó giải…

Read more