Kinh Thánh Của Một Người

Posted by

Cao Hành Kiện trò chuyện tại New York City:
Hỏi: Vì sao cuốn tiểu thuyết có tên gọi là “Kinh Thánh Của Một Người”, vì sao trong hồi ức khủng khiếp về n

Cao Hành Kiện trò chuyện tại New York City:

Hỏi: Vì sao cuốn tiểu thuyết có tên gọi là “Kinh Thánh Của Một Người”, vì sao trong hồi ức khủng khiếp về những đau khổ, buồn bã và bạo tàn xuyên suốt ba thập niên đầu của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa này ông lại dùng phụ nữ, nhất là những chuyện tình dục với phụ nữ, làm cách lấy lại ký ức đã mất, thu góp lại những kinh nghiệm đã mất?

Trả lời: Câu hỏi rất hay và rất đáng chú ý, và tác giả phải nói rằng đó tất nhiên là kinh thánh của một người. Nhưng mặt khác, nó không giới hạn ở kinh thánh của một người. Đó còn là nói về một cá nhân, một dân tộc nói chung, về cách nhân dân đã sống qua được những khủng hoảng và sống qua được những tai hoạ và bạo tàn. Điều tác giả quan tâm hơn nhiều là họ không phải là những anh hùng, như vậy câu hỏi là: làm thế nào sống qua được các thảm hoạ và khủng hoảng lại là anh hùng được, bởi vì đây là cách phát hiện chỗ yếu của con người? Nếu ai cũng là anh hùng thì các thảm hoạ mà loài người phải đương đầu mới có ý nghĩa được. Vì thế một mặt tác giả trần thuật, mô tả các cuộc khủng hoảng chính trị và tình hình chính trị, và mô tả nó thật chi tiết và cẩn trọng. Mặt khác, tác giả cũng mô tả các đặc điểm và chỗ yếu của cá nhân, và cũng muốn nắm bắt chúng thật cặn kẽ. Và khi đó vấn đề đặt ra là anh dùng tiêu chuẩn nào để phán xét những con người này, dùng loại tiêu chuẩn đạo đức hay luân lý nào để phán xét họ.

“Không phải anh không nhớ rằng mình đã từng có một cuộc đời khác, giống như vài tấm ảnh của gia đình chưa bị tiêu huỷ nay đã ố vàng, nghĩ lại khiến người ta ít nhiều âu sầu thương cảm, nhưng vời vợi quá và tựa hồ cách xa nhau cả kiếp sống. Tất cả đã mãi mãi tiêu vong. Nhà anh ở Bắc Kinh bị cảnh sát lục soát niêm phong, nơi ấy đã lưu giữ một tấm ảnh chụp chung cả gia đình mà người cha quá cố còn để lại, đó là tấm hình đầy đủ nhất các thành viên trong đại tộc. Lúc ấy ông nội anh còn sống, đầu bạc phơ, vì bị trúng gió không thể nói năng gì nữa, nằm trên một chiếc ghế xoay. Anh là con cả, cháu đích tôn, là đứa trẻ duy nhất trong tấm ảnh, đứng chen giữa ông bà nội, mặc quần hở đáy, bày cả chim ra ngoài, nhưng trên đầu lại đội mũ calô kiểu Mỹ. Đó là cái thời kháng chiến tám năm vừa chấm dứt và một cuộc nội chiến khác sắp bắt đầu, nở rộ cúc vàng hoàng kim và mào gà đỏ tím, ánh nắng một ngày cuối hạ còn vô cùng rực rỡ chiếu rọi khắp thế gian. Những gì gọi là kí ức của anh về hoa viên là như vậy, tấm ảnh bị dính nước đã ngả sang màu vàng xám. Cảnh phông của tấm ảnh là toà lầu hai tầng kiểu Anh quốc nằm phía sau cổng tròn, dưới có hành lang vòng, trên có lan can và cả đại gia đình anh đã sống ở nơi ấy. Anh nhớ số người trong tấm ảnh là mười ba, một con số không lấy gì làm may mắn cho lắm, có cha mẹ anh, đầy đủ các cô, chú và một người thím. Ngoại trừ cô cả đang ở Mỹ và anh ra, toàn bộ những người trong ảnh, cùng toà lầu phía sau cổng tròn ấy đều đã bị xoá hết dấu vết trên thế gian này…

Ngân Xuyên dịch từ tiếng Anh

Cao Hành Kiện trò chuyện tại New York City:
Hỏi: Vì sao cuốn tiểu thuyết có tên gọi là “Kinh Thánh Của Một Người”, vì sao trong hồi ức khủng khiếp về n

Recent Posts

Tags

Chưa có nội dung nào để hiển thị ở đây.