chim-khach-va-qua

Chim Khách và Quạ [Truyện ngụ ngôn Việt Nam]
Câu chuyện Chim Khách và Quạ
Chim Khách và Quạ là truyện ngụ ngôn Việt Nam, cho thấy tốt hay xấu là do bản chất

Chim Khách và Quạ [Truyện ngụ ngôn Việt Nam]

Câu chuyện Chim Khách và Quạ

Chim Khách và Quạ là truyện ngụ ngôn Việt Nam, cho thấy tốt hay xấu là do bản chất con người chứ không thể mượn vẻ bề ngoài mà tạo ra hoặc che đậy đi được.

Chim Khách [1] đến đậu ở cổng một nhà kia, kêu lên mấy tiếng. Chủ nhà nghe thấy, mừng rỡ bảo con:

– Này, Chim Khách kêu là nhà sắp có khách quý đấy! Con nên vào nhà kiếm chút gì đêm thưởng cho chim.

Người con vâng lời, vào nhà lấy một vốc thức ăn, thưởng cho Chim Khách.

Giữa lúc đó, một chú Quạ [2] chợt bay qua, thấy thế, vội sà xuống, hỏi săn hỏi đón [3]:

– Anh Khách ơi! Tại sao người ta cho anh ăn nhiều và ngon thế?

Chim Khách đáp:

– Có gì đâu, vừa rồi tôi báo tin mừng cho họ, nên họ thưởng cho tôi đấy!

Quạ ta càng ngạc nhiên, hỏi dồn:

– Được thưởng à? Thế anh làm cách nào để báo tin mừng cho họ?

Chim Khách nói:

– Tôi cứ việc đậu ở đầu nhà, đầu cổng, hoặc trước sân, kêu lên ba tiếng thật to, thế là họ khắc biết.

Quạ bảo:

– Ồ, tôi tưởng khó khăn như thế nào! Chứ đứng ở đầu nhà kêu lên ba tiếng thì tôi kêu còn to hơn anh nhiều.

Nói rồi, Quạ ta bay sang nhà bên cạnh, đậu ngay tren nóc nhà chính giữa, vươn cổ kêu lên ba tiếng thật to:

– Quạ…ạ! Quạ…ạ! Quạ…ạ!

Tiếng kêu vừa dứt, đã thấy chủ nhà hô hoán [4], xóm giềng vác sào, nhặt đá, đuổi đánh túi bụi. Quạ cố đem hết sức bình sinh [5] bay vút lên cao, lao thẳng ra cánh đồng, hút chết [6]!

Hôm sau, Quạ đến tìm Chim Khách, trách Chim Khách đã lừa mình.

Chim Khách bực mình nói:

– Tôi có xui anh làm như tôi đâu. Tôi kêu ba tiếng nhưng tiếng kêu của tôi sáng sủa, rảnh rang [7], người ta cho là báo tin vui, tin mừng. Còn bọn các anh, khi có người chết, có mồi béo bở thì kéo nhau kêu quang quác để kiếm chác, cho nên tiếng kêu của các anh, người ta cho là báo tin xấu, tin rủi [8]. Anh vì không tự hiểu mình nên đã chuốc vạ vào thân [9], sao lại còn đến trách tôi?

Truyện ngụ ngôn Chim Khách và Quạ

Theo Đinh Gia Khánh và Phạm Ngọc Hy

Tuyển tập Văn học dân gian – NXB Văn học -1977



Chú thích trong câu chuyện

Ý nghĩa câu chuyện Chim Khách và Quạ

Người tốt hay xấu là do bản chất con người chứ không thể mượn cái bề ngoài mà tạo ra hoặc che đậy đi được. Kẻ mang bản chất xấu xa dù có bắt chước người tốt ở một vài cử chỉ lời nói bề ngoài nào đó cũng không thể lừa dối được mọi người. Đó là ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện ngụ ngôn Chim Khách và Quạ.

Quạ chuyên tìm xác chết và báo tin dữ, điềm gở, nên bị mọi người ghét bỏ, xua đuổi, chứ không thế biến thành Chim Khách hiền lành, chuyên báo tin vui, điềm lành và được mọi người đón mừng, quý mến được.

Thử thách trong truyện ngụ ngôn Chim Khách và Quạ

Chim khách có danh pháp khoa học là Crypsirina temia, có các lông ngắn màu đen bóng ở phần trán mượt như nhung, phần còn lại của thân là màu xanh lục bóng dầu, nhìn trong ánh sáng lờ mờ thì giống như màu đen.

Chim Khách gần như chỉ kiếm ăn trên cây, thức ăn chủ yếu là sâu bọ và hoa quả. Tổ chim hình chén, được làm trong các bụi tre hoặc các bụi cây, đặc biệt là cây có gai, thường được bao quanh bằng các khu vực cỏ thưa.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Chim Khách thể hiện cho sự may mắn và niềm vui. Mỗi khi Chim Khách đến đậu ở nhà ai, kêu lên mấy tiếng là báo nhà ấy sắp có khách quý đến. Vì thế, loài chim này luôn được mọi người yêu mến và chào đón.

Quạ có danh pháp khoa học là Corvus với đặc điểm rất dễ nhận biết là bộ lông màu đen hoặc xám. Mỏ của chúng cũng có màu đen, hình nón, sắc và mạnh. Tiếng kêu hơi khàn khàn, khó nghe.

Trong văn hóa dân gian và tâm linh, con quạ khoác trên mình bộ áo lông màu đen là màu tang tóc, hắc ám nên thường bị coi là sứ giả của bóng đêm, của tối tăm địa ngục, của tai ương chết chóc, điềm đen và xấu xí. Ngoài ra quạ còn mang nhiều ý nghĩa khác như ma thuật, lời tiên tri, sự táo bạo, kỹ năng và xảo quyệt, thủ đoạn gian trá và trộm cắp.

Tuy vậy, Quạ là loài chim một vợ một chồng, có bộ óc thông minh và trí nhớ rất tốt. Ở đất nước Bhutan, Quạ lại lại được xem là Quốc điểu. Quạ đại diện cho Jarog Dongchen, một trong những vị thần bảo hộ quyền lực nhất của quốc gia này.

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Chim Khách và Quạ [Truyện ngụ ngôn Việt Nam]
Câu chuyện Chim Khách và Quạ
Chim Khách và Quạ là truyện ngụ ngôn Việt Nam, cho thấy tốt hay xấu là do bản chất

md

Related Posts

vu-kien-chau-chau

Vụ kiện châu chấu [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Vụ kiện châu chấu Vụ kiện châu chấu là câu chuyện cổ tích, qua đó giải…

Read more

vua-chuot-ken-re

Vua Chuột kén rể [truyện vui Nhật Bản] Vua Chuột kén rể Vua Chuột kén rể là một câu chuyện vui của Nhật Bản có tính chất châm biếm. Vua…

Read more

vua-heo

Vua Heo [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Việt Nam – Vua Heo Vua Heo là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về một người…

Read more

vua-qua

Truyện cổ tích Vua Quạ [Truyện cổ Grimm ý nghĩa] Câu chuyện Vua Quạ – Truyện cổ Grimm Vua Quạ là truyện cổ Grimm, kể về một vị vua đem…

Read more

vuong-quoc-chuot

Vương quốc chuột [Truyện cổ tích về loài vật] Câu chuyện Vương quốc chuột Vương quốc chuột là truyện cổ tích về loài vật, nội dung kể lại cuộc sống…

Read more

xin-chon-o-nui-vang

Xin chôn ở núi vàng [Truyện cổ tích dân tộc Chăm] Truyện cổ tích Xin chôn ở núi vàng Xin chôn ở núi vàng là truyện cổ tích dân tộc…

Read more