“Cuộc Cách Mạng Ngược Trong Khoa Học” là tác phẩm Hayek trình bày đầy đủ nhất quan điểm của ông về hệ thống phương pháp luận trong lĩnh vực khoa học xã hội.
Cuốn sách gồm ba phần, tương đương với ba bài luận được ông đăng trên chuyên san Economica
“Cuộc Cách Mạng Ngược Trong Khoa Học” là tác phẩm Hayek trình bày đầy đủ nhất quan điểm của ông về hệ thống phương pháp luận trong lĩnh vực khoa học xã hội.
Cuốn sách gồm ba phần, tương đương với ba bài luận được ông đăng trên chuyên san Economica trong giai đoạn 1941-1944.
Phần đầu đưa ra những khác biệt nền tảng về đối tượng và phương pháp nghiên cứu giữa lĩnh vực khoa học xã hội và lĩnh vực khoa học tự nhiên, và lí giải tại sao việc áp dụng một cách mù quáng phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực sau vào lĩnh vực đầu – thái độ mà ông gọi là chủ nghĩa duy khoa học (scientism) – lại dẫn đến sai lầm.
Phần hai là một nghiên cứu về lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa duy khoa học. Hayek chỉ ra rằng cái nôi của sự ngạo mạn duy khoa học là Trường Đại học Bách khoa Paris; Saint-Simon là người ươm mầm các ý tưởng của chủ nghĩa này; Auguste Comte và những người theo chủ nghĩa Saint-Simon là những người phát triển và truyền bá tư tưởng.
Phần ba của cuốn sách là một nghiên cứu so sánh tư tưởng của hai triết gia thế kỉ XIX, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, người Đức, và Auguste Comte, người Pháp.
Ông cho rằng, mặc dù hai triết gia này rất khác nhau trên phương diện triết học cũng như tuổi đời, họ lại cùng chia sẻ những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa duy khoa học, và đó là nguyên nhân khiến cho triết lí về nhà nước toàn trị của họ tương tự.
“Cuộc Cách Mạng Ngược Trong Khoa Học” là tác phẩm Hayek trình bày đầy đủ nhất quan điểm của ông về hệ thống phương pháp luận trong lĩnh vực khoa học xã hội.Cuốn sách gồm ba phần, tương đương với ba bài luận được ông đăng trên chuyên san Economica