hat-gao-lang-ta

Bài thơ Hạt gạo làng ta [Trần Đăng Khoa]
Bài thơ Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa miêu tả những khó khăn, vất vả của

Bài thơ Hạt gạo làng ta [Trần Đăng Khoa]

Bài thơ Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa miêu tả những khó khăn, vất vả của người nông dân và tấm lòng của hậu phương hướng ra tiền tuyến thời chống Mỹ.

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…










Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…














Hạt gạo làng ta

Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà

Những năm cây súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông…














Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gàu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất…












Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta…






Tác giả: Trần Đăng Khoa

Năm sáng tác: 1969

Đây là bài thơ rất hay được viết khi tác giả mới chỉ là cậu bé 11 tuổi, in trong Tập thơ Góc sân và khoảng trời. Ngay sau đó, bài thơ đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa nhiều năm liền ở nhiều cấp học khác nhau cho tới tận bây giờ. Chính vì thế, những vần thơ này trở nên gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ bạn nhỏ.

Bài hát hạt gạo làng ta

Bài thơ Hạt gạo làng của Trần Đăng Khoa ta đã khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc thành ca khúc cùng tên năm 1971. Với giai điệu hết sức trữ tình, thiết tha, sâu lắng, bài hát mau chóng được nhiều người yêu thích, đón nhận. Điều này khiến cho cả bài thơ lẫn tên tuổi của tác giả càng trở lên phổ biến và nổi tiếng.

Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giai điệu của bài hát liên tục được phát trên đài phát thanh, động viên, khích lệ tinh thần của nhân dân lao động. Để làm ra được hạt gạo lúc ấy vô cùng khó khăn, vất vả. Bom đạn giặc Mỹ có thể cày nát từng mảnh ruộng bất cứ lúc nào. Nhưng những bà mẹ, những người cô, và các chị thanh niên khi ấy vẫn kiên gan bám trụ trên đồng ruộng để sản xuất, để làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn.

Việc làm ra những hạt gạo khó khăn bao nhiêu, thì công việc vận chuyển ra tiền tuyến còn khó khăn hơn gấp bội. Nguy hiểm ngày ngày rình rập ở khắp mọi nơi. Những chiếc xe thồ huyền thoại vận chuyển lúa gạo của dân tộc Việt Nam đã làm nên điều kì diệu, góp phần rất lớn vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc, làm chấn động cả thế giới.

Đã có rất nhiều các ca sĩ, nghệ sĩ thể hiện thành công ca khúc này, nhưng ghi dấu ấn nhiều hơn cả, có lẽ là giọng ca của Minh Trang hát cùng đội Vàng Anh (Nam Định), được thu thanh tại phòng thu Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1971. Việc thu thanh giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, các kỹ thuật sử dụng đơn giản, lạc hậu. Nhưng chính sự đơn giản ấy lại làm nên cái chất rất riêng và lạ của những bản thu cũ.

Tháng 7/2010, bài hát Hạt gạo làng ta đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tôn vinh là một trong những tác phẩm hay nhất viết về nông thôn, nông dân kể từ năm 1946 đến nay.

Chúng ta hãy cùng lắng nghe ca khúc này qua giọng ca lảnh lót, trong trẻo của Minh Trang cùng với đội văn nghệ Vàng Anh.

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Bài thơ Hạt gạo làng ta [Trần Đăng Khoa]
Bài thơ Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa miêu tả những khó khăn, vất vả của

Share This Article
2 Comments