su-tich-chim-da-da

Sự tích chim đa đa [Truyện cổ tích về con vật]
Sự tích chim đa đa – bài học về sự hiếu kính
Sự tích chim đa đa là câu chuy

Sự tích chim đa đa [Truyện cổ tích về con vật]

Sự tích chim đa đa – bài học về sự hiếu kính

Sự tích chim đa đa là câu chuyện kể về cô con gái bất hiếu với người mẹ già, sau khi chết phải hóa thành loài chim, luôn miệng kêu vang tội lỗi của mình.

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có một nhà mẹ góa con côi. Bà mẹ quần quật suốt ngày làm thuê, làm mướn, tần tảo nuôi con. Có mỗi một cô con gái nên bà thương con lắm, chiều con lắm. Có gì thơm ngon, có thứ gì tốt đẹp bà đều dành hết cho đứa con côi.

Cô con gái càng lớn càng xinh xắn, nhưng cũng càng ngày càng trở nên ích kỷ, Cô cho rằng cô được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ yêu chiều là điều tất nhiên. Cô chỉ biết nghĩ đến mình, dần dần trở nên hưu hỏng lúc nào không biết.

Đến tuổi lấy chồng, bà mẹ gả con mình cho một chàng trai khỏe mạnh, đứng đắn. Rồi bà có cháu, nhà của đông vui hẳn lên. Bà mẹ vui lắm, lại càng quý con quý cháu nhiều hơn.

Ngày qua ngày, tháng qua tháng và nhiều mùa trăng nữa trôi quà, bà mẹ ngày một già yếu đi. Bà như chiếc lá chuối héo khô đang cố kéo dài thêm chút hơi ấm của cuộc đời.

Chàng rể bàn với vợ đón mẹ về ở chung để chăm sóc lúc bà già yếu, để bà được vui vầy với con cháu, nhưng chị vợ không chịu. Chị ta sợ phải tốn cơm tốn gạo nuôi mẹ. Chị ta nhận ruộng của mẹ về cày cấy, cứ hết mùa lại đem cho mẹ mấy thúng thóc, còn đâu chị ta dành hết cho mình. Bà mẹ ngày càng già yếu còm cõi hơn.

Năm ấy mất mùa, thu hoạch thấp kém, thóc lép nhiều quá. Phải đong lúa cho mẹ, thị ta tiếc lắm. Biết mắt mẹ mình kém, thị xúc thóc lép đổ xuống dưới, rồi bên trên thị dải một lượt thóc chắc. Thị cho rằng mẹ già rồi, lại ngồi ở nhà thì ăn ít cũng sống được, chắc chả có vấn đề gì.

Bà mẹ thấy con gái mang lúa đến thì mừng lắm, muốn con ở lại cùng chuyện trò, nhưng cô con gái vừa đặt thúng kúa xuống đã tất tưởi đi ngay. Bà mẹ thoáng buồn. Khi rờ vào thúng lúa, nong tay xuống dưới thấy toàn hạt lép, bà mẹ càng buồn hơn. Bà ngồi lặng đi, sụt sùi khóc một mình.

Chàng rể sang thăm mẹ, biết rõ sự tình thì giận vợ lắm. Về đến nhà, anh giảng giải, mói hết lời lẽ với vợ, song chị ta vẫn ngoan cố:

– Tôi ăn một mình được sao? Tôi dành lúa lại cho anh, cho con anh chứ cho ai!

– Thế còn mẹ thì sao?

Chị ta sẵng giọng:

– Mẹ thì thế là đủ rồi.

Anh chồng giận quá, đánh cho vợ một trận. Vừa đánh anh vừa mắng:

– Xúc thóc lép cho bà, này! Xúc thóc lép cho bà, này!

Thị ta đau quá, bỏ chạy ra ngoài. Giữa mùa hè oi ả, bỗng trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Một tiếng sét nổi lên, đánh thẳng vào đầu đứa con bất hiếu.

Sau khi chết, thị hóa thành con chim, đó là con chim đa đa. Con chim tự kêu lên tội lỗi truyền kiếp của mình: “Xúc thóc lép cho bà. Xúc thóc lép cho bà”.

Truyện cổ tích sự tích chim đa đa

– thuvienso.com.vn –




[/alert]

Đôi nét về loài chim đa đa

Chim đa đa còn có tên gọi là gà gô. Khi trưởng thành, chiều dài trung bình khoảng từ 30cm đến 40cm, nặng khoảng 280 – 400g, là loài chim thuộc họ Trĩ. Môi trường sống tự nhiên của chim đa đa là các khu rừng khô cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm thấp.

Con trống có lông chung quanh cổ và ngực có nền màu đen thẫm, nổi bật trên nền đen là những hạt cườm màu trắng hình bầu dục, con mái màu nền nâu có những vệt trắng mờ.

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Sự tích chim đa đa [Truyện cổ tích về con vật]
Sự tích chim đa đa – bài học về sự hiếu kính
Sự tích chim đa đa là câu chuy

Share This Article
Leave a comment