su-tich-con-khi

Sự tích con khỉ [Truyện cổ tích về các loài vật]
Truyện cổ tích sự tích con khỉ
Sự tích con khỉ là truyện cổ tích loài vật, kể về nguồn gốc ra

Sự tích con khỉ [Truyện cổ tích về các loài vật]

Truyện cổ tích sự tích con khỉ

Sự tích con khỉ là truyện cổ tích loài vật, kể về nguồn gốc ra đời của loài khỉ ngày nay, cũng như thể hiện ước muốn công bằng trong xã hội của người xưa.

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đi ở cho một nhà trưởng giả. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tàn tệ. Cái ăn, cái uống thiếu thốn, quần áo chẳng được một manh cho lành lặn, nên dù đang tuổi đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của người con gái thì trông cô lại có vẻ rất gầy gò, xấu xí.

Một hôm, nhà trưởng giả có giỗ. Cỗ bàn linh đình, họ hàng đến ăn uống đầy nhà. Trong khi đó, cô gái phải đi gánh nước luôn vai, không phút được nghỉ ngơi. Gánh đến gánh thứ mười, cô gái mệt quá ngồi nghỉ lại ở bờ giếng.

Soi bóng xuống dưới giếng nước, thấy mình đang ở độ tuổi đôi mươi mà vì cuộc sống vất vả, càng ngày càng xấu xí, cô ôm chỉ biết thở dài.

Đúng lúc đó, đức Phật hiện lên thành một ông cụ già nghèo khó, dáng điệu mệt nhọc, chống gậy đến xin cô nước uống. Cô gái vội quảy gánh xuống giếng, vục nước lên, ân cần mời cụ uống.

Cụ già uống xong lại kêu đói bụng. Cô gái bảo ông cụ ngồi chờ một lúc, rồi gánh nước về lấy phần cơm ở nhà của mình mang ra cho cụ già và nói:

– Con chỉ có phần cơm cháy này thôi, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.

Ăn xong cụ già bảo cô:

– Ta là đức Phật, thấy con là người nghèo khổ mà có lòng tốt, thương người, nên muốn ban thưởng cho con. Con muốn gì, cứ nói, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngỏ ý chỉ muốn mình bớt xấu xí và có được manh áo lành lặn. Cụ già liền bảo cô gái lội xuống giếng, thấy bông hoa nào đẹp, hợp ý thích, ngậm lấy thì sẽ được như ý.

Xuống giếng, cô gái chỉ mút lấy mấy bông hoa trắng. Rồi kỳ lạ thay, cô gái ở xấu xí, rách rưới phút chốc đã trở thành một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, da dẻ trắng trẻo, mặt mũi hồng hào, quần áo đẹp như nàng công chúa.

Khi cô quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Cô đẹp đến nỗi mãi họ mới nhận ra được cô. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy cụ già vẫn còn ngồi ở đó, họ cuống quýt đưa xôi thịt ra mời:

– Cụ ơi! Cụ ăn đi! Rồi mách cho chúng tôi làm thế nào để trẻ lại và có được thật nhiều quần áo đẹp với.

Cụ già cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước.

Thế là họ tranh giành nhau, xô đẩy nhau, ai cũng muốn được xuống giếng nước. Dưới giếng lúc đấy đầy hoa đỏ và hoa trắng. Bọn trưởng giả đều cho màu đỏ là đẹp, nên tìm đến hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên đến bờ, tất cả không những chẳng trẻ lại mà càng già thêm ra. Mặt mũi họ trở lên nhăn nheo, thân hình quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau còn mọc thêm cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hốt kêu lên:

– Kìa, cẩn thận con quỷ nó cắn đấy bà con ơi!

Lại có những tiếng khác:

– Đánh chết chúng đi chứ! Sợ gì!

Lập tức mọi người hò nhau cầm đòn gánh xông vào đánh đuổi. Cả họ nhà trưởng giả được phen kinh hoàng, bỏ chạy một mạch lên rừng để trốn. Từ đó, cô gái cùng với những người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại.

Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng ban đêm, chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt đêm, gần sáng mới trở về rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà.

Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Những khi lên rừng hái củi, thỉnh thoảng người ta vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đáng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoát. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên. Câu chuyện sự tích con khỉ cũng được ra đời từ đó.

Truyện cổ tích sự tích con khỉ

– thuvienso.com.vn –

 

➤ Truyện cổ tích về loài vật

Tìm hiểu về loài khỉ trong câu chuyện Sự tích con khỉ

Khỉ là loài động vậ thuộc lớp thú, bộ linh trưởng, có cấu tạo cơ thể gần giống với con người nhất. Chúng còn có thể biểu lộ cảm xúc trên gương mặt tương tự như chúng ta. Gương mặt của những con khỉ đều khác biệt nhau. Một số loài khỉ rất xinh xắn, một số có khuôn mặt dữ tợn, một số lại có cái bờm như sư tử, một số có cái mũi rất to… Chúng dùng khuôn mặt của mình để thu hút con cái và để làm dấu hiệu nhận biết đồng loại trong khi tìm kiếm thức ăn.

Loài khỉ sở hữu đến 3 cách di chuyển. Khi bước đi và chạy, chúng sử dụng cả 2 tay và 2 chân. Trong khi đó, khi ở trên cây, chúng chỉ dùng 2 chi trước để chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. Trong trường hợp di chuyển trên cây, cái đuôi của loài khỉ giúp chúng giữ thăng bằng rất tốt.

Loài khỉ là loài động vật ăn tạp. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ trái cây, hạt, lá non cho đến các loại côn trùng, ấu trùng. Tuổi thọ của loài khỉ trung bình từ 10 năm đến 46 năm.

Các nhà khoa học đã phân chia loài khỉ thành 2 nhóm là khỉ cổ thế giới và khỉ tân thế giới. Cả hai nhóm có rất nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, số lượng của 2 nhóm là không tương đồng. Có đến 96% loài khỉ cổ thế giới sinh sống trong các cánh rừng và khu vực đồng cỏ ở Châu Phi và Châu Á. Trong khi đó, 65% loài khỉ tân thế giới sống ở Trung và Nam Mỹ, phần lớn phân bố trong những cánh rừng ẩm ướt. Mặt khác, mũi và các lỗ mũi của loài khỉ cổ thế giới thường nhỏ hơn và nằm sát vào nhau hơn loài khỉ tân thế giới. Thông thường, các loài khỉ cổ thế giới sẽ có cơ thể to lớn hơn.

Ngoài ra, còn có 1 nhóm khỉ khác nữa không được các nhà khoa học xếp vào loài khỉ là khỉ không đuôi (Ape), nhưng chúng vẫn thường được nhắc đến trong các ngữ cảnh bình dân như tinh tinh, vượn. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có.

Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình ảnh con khỉ cũng có một vị trí nhất định. Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ, đứng hạng thứ 9 trong 12 con giáp. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân.

Trong các nền văn hóa và văn hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch, láu lĩnh, trộm cắp, nhanh nhẹn, nhưng cũng có những con khỉ đã trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không (tiểu thuyết Trung Quốc), Hanuman (thần thoại Ấn Độ).

Khỉ là loài động vật thông minh nên rất hay được sử dụng trong các rạp xiếc. Chúng có thể thực hiện những màn trình diễn liều lĩnh, độc đáo, được rất nhiều các bạn nhỏ yêu thích.

Ở Việt Nam, nguồn gốc con khỉ được kể lại qua câu chuyện Sự tích con khỉ bên trên. Ở Nam Bộ, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.

Hình tượng con khỉ cũng đi vào trong các thành ngữ, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ví dụ như:

➤ Khám phá thế giới cổ tích

Kho tàng truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, thần thoại Hy Lạp, v.v…. Các bé tha hồ thả hồn trong những câu chuyện hấp dẫn, kì ảo và rút ra nhiều bài học sâu sắc cho bản thân.

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ của Thế giới cổ tích.

Sự tích con khỉ [Truyện cổ tích về các loài vật]
Truyện cổ tích sự tích con khỉ
Sự tích con khỉ là truyện cổ tích loài vật, kể về nguồn gốc ra

md

Related Posts

vu-kien-chau-chau

Vụ kiện châu chấu [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Vụ kiện châu chấu Vụ kiện châu chấu là câu chuyện cổ tích, qua đó giải…

Read more

vua-chuot-ken-re

Vua Chuột kén rể [truyện vui Nhật Bản] Vua Chuột kén rể Vua Chuột kén rể là một câu chuyện vui của Nhật Bản có tính chất châm biếm. Vua…

Read more

vua-heo

Vua Heo [Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam] Truyện cổ tích Việt Nam – Vua Heo Vua Heo là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về một người…

Read more

vua-qua

Truyện cổ tích Vua Quạ [Truyện cổ Grimm ý nghĩa] Câu chuyện Vua Quạ – Truyện cổ Grimm Vua Quạ là truyện cổ Grimm, kể về một vị vua đem…

Read more

vuong-quoc-chuot

Vương quốc chuột [Truyện cổ tích về loài vật] Câu chuyện Vương quốc chuột Vương quốc chuột là truyện cổ tích về loài vật, nội dung kể lại cuộc sống…

Read more

xin-chon-o-nui-vang

Xin chôn ở núi vàng [Truyện cổ tích dân tộc Chăm] Truyện cổ tích Xin chôn ở núi vàng Xin chôn ở núi vàng là truyện cổ tích dân tộc…

Read more